Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Dưới đây là video bài giảng Ôn tập: 20 câu ôn lý thuyết tán sắc và giao thoa ánh sáng, bao gồm những câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về hai hiện tượng tán sắc và giao thoa ánh sáng được trình bày cụ thể, kèm đáp án hướng dẫn chi tiết nhằm giúp các em học sinh 12 ôn tập và củng cố kiến thức đã học .  

NỘI DUNG BÀI HỌC

Câu 1: Chọn câu đúng khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng.

     A. Chùm sáng màu đỏ bị lệch nhiều nhất
     B. Chùm sáng màu đỏ bị lệch ít nhất
     C. Chùm sáng màu tím bị lệch ít nhất
     D. Chùm sáng màu đỏ và màu tím đều không bị lệch

Câu 2: Chọn câu đúng

     A. Sự tán sắc ánh sáng là sự lệch phương của tia sáng khi đi qua lăng kính
     B. Chiếu một chùm sáng trắng qua lăng kính sẽ chỉ có 7 tia đơn sắc có các màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím ló ra khỏi lăng kính
     C. Hiện tượng tán sắc xảy ra ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau.
     D. Hiện tượng tán sắc ánh sáng chỉ xảy ra khi chùm ánh sáng đi qua lăng kính.

Câu 3: Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, tím lần lượt là nd, nv, nt. Chọn sắp xếp đúng?

     A. nd < nt < nv                    B. nt < nd < nv                   C. nd < nv < nt                   D. nt < nv < nd

Câu 4: Trong môi trường có chiết suất n, bước sóng của ánh sáng đơn sắc thay đổi so với trong chân không như thế nào?

     A. Giảm n2 lần.                 B. Giảm n lần.                  C. Tăng n lần.                   D. Không đổi.

Câu 5: Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp qua lăng kính, chùm tia ló gồm nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Hiện tượng đó được gọi là.

     A. Khúc xạ ánh sáng                                                  B. Giao thoa ánh sáng  
     C. Tán sắc ánh sáng                                                   D. Phản xạ ánh sáng

Câu 6: Ánh sáng không có tính chất sau đây:

     A. Luôn truyền với vận tốc 3.108 m/s .  
     B. Có thể truyền trong môi trường vật chất.
     C. Có thể truyền trong chân không.
     D. Có mang năng lượng.

Câu 7: Khi ánh sáng truyền từ nước ra không khí thì

     A. Vận tốc và bước sóng ánh sáng giảm.
     B. Vận tốc và tần số ánh sáng tăng.
     C. Vận tốc và bước sóng ánh sáng tăng.
     D. Bước sóng và tần số ánh sáng không đổi.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường ?

     A. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định với mọi ánh sáng đơn sắc là như nhau.
     B. Với bước sóng ánh sáng chiếu qua môi trường trong suốt càng dài thì chiết suất của môi trường càng lớn.
     C. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định với mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.
     D. Chiết suất của các môi trường trong suốt khác nhau đối với một loại ánh sáng nhất định thì có giá trị như nhau.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ánh sáng đơn sắc :

     A. Ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc, bước sóng không phụ thuộc vào chiết suất của môi trường ánh sáng truyền qua
     B. Chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số của sóng ánh sáng đơn sắc
     C. Các sóng ánh sáng đơn sắc có phương dao động trùng với phương với phương truyền ánh sáng.
     D. Chiết suất của môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ thì lớn nhất và đối với ánh sáng tím thì nhỏ nhất.

Câu 10: Chọn câu sai:

     A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng luôn bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
     B. Trong cùng một môi trường trong suốt, vận tốc sóng ánh sáng màu đỏ lớn hơn ánh sáng màu tím.
     C. Vận tốc của sóng ánh sáng đơn sắc phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.
     D. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc phụ thuộc vào vận tốc truyền của sóng đơn sắc

Câu 11: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?

     A. Ánh sáng trắng là tổng hợp (hỗn hợp) của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím.
     B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
     C. Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
     D. Ánh sáng do Mặt Trời phát ra là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.

Câu 12: Chiếu tia sáng trắng xuống mặt nước và vuông góc với mặt nước. Hãy nêu hiện tượng mà ta có thể quan sát được ở dưới đáy bể (giả sử ánh sáng có thể chiếu tới đáy).

     A. Không có hiện tượng gì cả
     B. Dưới đáy bể chỉ có một màu sáng duy nhất
     C. Dưới đáy bể quan sát thấy dải màu liên tục từ đỏ đến tím
     D. Dưới đáy bể quan sát thấy hai tia màu là đỏ và tím.

Câu 13: Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt nước nằm ngang một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu chàm. Khi đó chùm tia khúc xạ

     A. Gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng nhỏ hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm.
     B. Vẫn chỉ là một chùm tia sáng hẹp song song.
     C. Gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng lớn hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm.
     D. Góc khúc xạ của hai tia sáng là như nhau.

Câu 14: Chiếu chùm sáng gồm 5 ánh sáng đơn sắc khác nhau là đỏ; cam;vàng; lục, và tím đi từ nước ra không khí, thấy ánh sáng màu vàng ló ra ngoài song song với mặt nước Xác định số bức xạ mà ta có thể quan sát được phía trên mặt nước

     A. Ngoài vàng ra còn có cam và đỏ                        B. tất cả đều ở trên mặt nước
    C. Chỉ có đỏ ló ra phía trên mặt nước                     D. Chỉ có lục và tím ló ra khỏi mặt nước

Câu 15: Một lăng kính có góc chiết quang A = 450. Chiếu chùm tia sáng hẹp đa sắc SI gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục và tím đến gặp mặt bên AB theo phương vuông góc, thì tia ló ra khỏi mặt bên AC gồm các ánh sáng đơn sắc (Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu lam là )

     A. đỏ, vàng và lục.                                                     B. đỏ, vàng, lục và tím.  
     C. đỏ , lục và tím.                                                      D. đỏ , vàng và tím .

Câu 16: Công thức để xác định vị trí vân sáng trên màn trong hiện tượng giao thoa:

      A. x = 2k                        B. x = (k +1)                     C. x = k                        D. x = k

Câu 17: Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo:

      A. Vận tốc của ánh sáng.                                          B. Bước sóng của ánh sáng.
     C. Chiết suất của một môi trường.                             D. Tần số ánh sáng.

Câu 18: Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có thể sử dụng để thực hiện việc đo bước sóng ánh sáng?

      A. Thí nghiệm giao thoa với khe Y-âng.               B. Thí nghiệm về tán sắc ánh sáng.
     C. Thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niu-tơn.      D. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng.

Câu 19: Trong giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe Young, nếu tăng khoảng cách giữa mặt phẳng chứa 2 khe S1S2 với màn hứng vân lên hai lần thì:

      A. Khoảng vân không đổi.                                       B. Khoảng vân giảm đi hai lần.
     C. Khoảng vân tăng lên hai ần.                                D. Bề rộng giao thoa giảm hai lần.

Câu 20: Trong giao thoa ánh sáng, vân sáng là tập hợp các điểm có:

​      A. Hiệu đường đi đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng.
​      B. Hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng.
​      C. Hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số lẻ lần nửa bước sóng.
​      D. Hiệu đường đi đến hai nguồn bằng một số lẻ lần nửa lần bước sóng.

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Vật lý năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 15 bài học Chuyên đề 1: Dao động cơ học
1
00:59:15 Bài 1: Dao động điều hòa
Hỏi đáp
4
12
15
16
00:54:11 Bài 2: Con lắc lò xo
Hỏi đáp
17
00:24:02 Dạng 1: Cắt - Ghép lò xo
Hỏi đáp
10 Bài tập
23
Kiểm tra: Đề thi online phần con lắc lò xo
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi
24
00:37:36 Bài 3: Con lắc đơn
Hỏi đáp
31
Kiểm tra: Đề thi online phần con lắc đơn
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi
33
34
00:41:15 Dạng 2: Dao động tắt dần
Hỏi đáp
10 Bài tập
35
00:31:51 Dạng 3: Bài toán va chạm
Hỏi đáp
10 Bài tập
38
39
01:04:50 Bài 5: Tổng hợp dao động
Hỏi đáp
10 Bài tập
58
00:38:18 Bài 1: Đại cương về dòng điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập
60
62
00:30:31 Dạng 3: Cộng hưởng điện
Hỏi đáp
10 Bài tập
67
00:19:52 Dạng 1: Áp dụng công thức tính công suất
Hỏi đáp
10 Bài tập
68
00:19:37 Dạng 2: Cho công suất, tìm R, L, C hoặc ω
Hỏi đáp
10 Bài tập
70
00:37:43 Dạng 4: Khảo sát công suất
Hỏi đáp
10 Bài tập
74
01:16:48 Dạng 5: Bài toán cực trị
Hỏi đáp
10 Bài tập
75
00:21:15 Dạng 6: Độ lệch pha - Giản đồ vectơ
Hỏi đáp
10 Bài tập
76
77
00:32:14 Bài 5: Máy phát điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập
78
00:32:31 Bài 6: Động cơ điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập