GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Tronng nội dung bài Truyền thông vô tuyến, chúng ta sẽ xét xem những máy đơn giản nhất nó phát ra như thế nào và thu như thế nào? Vô tuyến có nghĩa là không có dây, truyền thông đi được là nhờ sóng vô tuyến, tức là sóng điện từ có bước sóng thích hợp lan truyền trong không gian do điện trường biến thiên và từ trường biến thiên theo thời gian.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hôm nay chúng ta học bài cuối cùng của chuyên đề Dao động và sóng điện từ là Truyền thông vô tuyến. Ở bài trước, chúng ta đã gộp 2 bài Điện từ trường - Sóng điện từ, ở tính chất của sóng điện từ, chúng ta có nói sóng điện từ là sóng có bước sóng từ vài m → vài km được ứng dụng trong truyền thông vô tuyến. 4 loại của sóng vô tuyến là sóng dài, sóng trung, sóng ngắn và sóng cực ngắn, thực ra 4 loại sóng này đều được ứng dụng hết.
1. Nguyên tắc chung
+ Âm thanh: f từ 16 Hz → 20 kHz.
→ Micrô: biến một dao động âm thành một dao động cùng f (âm tần).
+ Sóng điện từ cao tần: f từ 500 kHz → 900 MHz.
→ Biến điệu: Trộn sóng mang (cao tần) và sóng âm tần.
+ Máy thu:
→ Tách sóng: lấy sóng âm tần.
→ Loa: đưa về thông tin ban đầu.
2. Anten
* Anten phát
*Anten thu
3. Các bộ phận của máy phát đơn giản
1: Micrô (ống nói) → Âm trầm
2: Mạch phát sóng điện từ cao tần (sóng mang)
3: Mạch biến điện
4: Mạch khuếch đại
5: Anten phát → Bức xạ điện từ
4. Các bộ phận của máy thu đơn giản
1: Anten thu: cộng hưởng điện từ
2: Mạch chọn sóng (mạch khuếch đại cao tần)
3: Mạch tách sóng → Tách sóng âm tần
4: Mạch khuếch đại âm tần
5: Loa