Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Dưới đây là video bài giảng Ôn tập: 20 câu  ôn lý thuyết dao động và sóng điện từ, bao gồm những dạng bài tập chính trong chuyên đề dao động và sóng điện được trình bày cụ thể kèm đáp án hướng dẫn chi tiết nhằm giúp các em học sinh 12 ôn tập và củng cố kiến thức đã học .  

NỘI DUNG BÀI HỌC

Câu 1: Một mạch dao động điện từ LC, khi dòng điện trong cuộn dây là \(i = I_0cos(\omega t)\) A thì hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ điện là \(u = U_0cos(\omega t + \varphi )\) với:

      A. \(\varphi\) = 0                              B. \(\varphi\) = \(\pi\)                           C. \(\varphi\) = \(\frac{\pi }{2}\)                           D. \(\varphi\) = - \(\frac{\pi }{2}\)

Lời giải
Trong mạch LC thì u trễ pha hơn i
1 góc \(\frac{\pi }{2} \Rightarrow \varphi _i-\varphi _u=\frac{\pi }{2}\)
\(\Rightarrow \varphi _u=\varphi =-\frac{\pi }{2}\)
⇒ Chọn D

Câu 2: Nếu tăng điện dung của một mạch dao động lên 8 lần, đồng thời giảm độ tự cảm của cuộn dây đi 2 lần thì tần số dao động riêng của mạch sẽ:

      A. Tăng lên 2 lần                 B. Tăng lên 4 lần             C. Giảm xuống 2 lần         D. Giảm xuống 4 lần

Lời giải
\(f=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}};f'=\frac{1}{2\pi \sqrt{\frac{L}{2}*8C}}=\frac{f}{2}\)
⇒ Chọn C

Câu 3: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian

      A. luôn ngược pha nhau.    B. với cùng biên độ.        C. luôn cùng pha nhau.     D. với cùng tần số.

Lời giải
q và i biến thiên cùng f

⇒ Chọn D

Câu 4: Mạch dao động LC lí tưởng, điện tích giữa hai bản tụ dao động với tần số f. Năng lượng điện trường và Năng lượng từ trường trong mạch biến thiên tuần hoàn với tần số:

      A. Giống nhau và bằng f/2                                           B. Giống nhau và bằng f              
       C. Giống nhau và bằng 2f                                           D. Khác nhau

Lời giải
WC  và WL dao động tuần hoàn với \(\omega '=2\omega \Rightarrow f'=2f\)

⇒ Chọn C

Câu 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về năng lượng điện từ của mạch LC lí tưởng:

      A. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2
      B. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T
      C. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì 2T
      D. Không biến thiên theo thời gian

Lời giải
W là hằng số ⇒ không biến thiên

⇒ Chọn D

Câu 6: Cho mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Người ta nhận thấy cứ sau những khoảng thời gian ngắn nhất Δt như nhau thì năng lượng trong cuộn cảm và tụ điện lại bằng nhau. Chu kì dao động riêng là:

      A. 4Δt                                 B. 2Δt                              C. Δt/2                               D. Δt/4

Lời giải
\(W_C=W_L\Rightarrow \Delta tmin=\frac{T}{4}\Rightarrow T=4\Delta t\)

⇒ Chọn A

Câu 7: Điện tích của tụ điện trong mạch dao động LC biến thiên theo phương trình \(q = Q_0cos(\frac{2\pi}{T} t + \pi ).\). Tại thời điểm t = \(\frac{T}{4}\), ta có:

      A. Năng lượng điện trường cực đại.                           B. Dòng điện qua cuộn dây bằng 0.
      C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng 0.                      D. Điện tích của tụ cực đại.

Lời giải
\(q=Q_0.cos(\frac{2\pi}{T}.t+\pi )\)
\(t=\frac{T}{4}\Rightarrow q=Q_0.cos(\frac{2\pi}{T}.\frac{T}{4}+\pi)=0\)
\(\Rightarrow u=0\)

⇒ Chọn C

Câu 8: Điều nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa điện trường và từ trường?

      A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường cảm ứng và tự nó tồn tại trong không gian
     B. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường xoáy
     C. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường mà chỉ có thể tồn tại trong dây dẫn.       D. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường biến thiên và ngược lại sự biến thiên của điện trường sẽ sinh ra từ trường biến thiên

Lời giải
Từ trường biến thiên sinh ra điện trường xung quanh từ trường

⇒ Chọn C

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

      A. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một loại trường duy nhất gọi là điện từ trường
      B. Nam châm vĩnh cửu là một trường hợp ngoại lệ ở đó chỉ có từ trường
      C. Điện trường biến thiên nào cũng sinh ra từ trường biến thiên và ngược lại
      D. Không thể có điện trường và từ trường tồn tại độc lập

Lời giải
Điện trường và từ trường không tồn tại độc lập 

⇒ Chọn B

Câu 10: Vô tuyến truyền hình vệ tinh dùng sóng:

      A. Sóng cực ngắn               B. Sóng ngắn                   C. Sóng trung                    D. Sóng dài

Lời giải
Sóng dừng trong vệ tinh truyền hình là sóng cực ngắn

⇒ Chọn A

Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ?

      A. Để phát sóng điện từ, người ta mắc phối hợp một máy phát dao động điều hoà với một ăng ten.
      B. Dao động điện từ thu được từ mạch chọn sóng là dao động tự do với tần số bằng tần số riêng của mạch.
      C. Để thu sóng điện từ người ta phối hợp một ăng ten với một mạch dao động.
      D. Dao động điện từ thu được từ mạch chọn sóng là dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của sóng.

Lời giải
Sóng thu được là dao động cưỡng bức

⇒ Chọn B

Câu 12: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, véctơ cảm ứng từ \(\vec{B}\) và véctơ điện trường \(\vec{E}\) luôn luôn

      A. Dao động vuông pha
      B. Cùng phương và vuông góc với phương truyền sóng.
      C. Dao động cùng pha
      D. Dao động cùng phương với phương truyền sóng.

Lời giải
\(\vec{E}, \vec{B}\) luôn dao động cùng pha

⇒ Chọn C

Câu 13: Chọn sai.

      A. Sóng điện từ có thể bị phản xạ khi gặp các bề mặt.
      B. Tốc độ truyền sóng điện từ trong các môi trường khác nhau thì khác nhau.
      C. Tần số của một sóng điện từ là lớn nhất khi truyền trong chân không
      D. Sóng điện từ có thể truyền qua nhiều loại vật liệu.

Lời giải
Khi truyền đi thì sóng điện từ có tần số f không đổi 

⇒ Chọn C

Câu 14: Hiện tượng cộng hưởng trong mạch LC xảy ra càng rõ nét khi

      A. tần số riêng của mạch càng lớn.                             B. cuộn dây có độ tự cảm càng lớn.
      C. điện trở thuần của mạch càng lớn.                          D. điện trở thuần của mạch càng nhỏ.

Lời giải
Trong mạch LC thì hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ khi điện trở nhỏ

⇒ Chọn D

Câu 15: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

      A. Sóng điện từ là sóng có phương dao động luôn là phương ngang
      B. Điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng điện từ
      C. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không
      D. Sóng điện từ là sóng có phương dao động luôn là phương thẳng đứng

Lời giải
Điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng điện từ 

⇒ Chọn B

Câu 16: Chọn phát biểu sai khi nói về sự thu sóng điện từ?

      A. Mỗi ăngten chỉ thu được một tần số nhất định.
      B. Khi thu sóng điện từ người ta áp dụng sự cộng hưởng trong mạch dao động LC của máy thu.
      C. Để thu sóng điện từ người ta mắc phối hợp một ăngten và một mạch dao động LC có điện dung C thay đổi được
      D. Mạch chọn sóng của máy thu có thể thu được nhiều tần số khác nhau.

Lời giải
Mỗi ăngten có thể thu được nhiều tần số khác nhau

⇒ Chọn A

Câu 17: Câu nào sai khi nói về sóng (vô tuyến) ngắn:

      A. lan truyền được trong chân không và trong các điện môi.
      B. hầu như không bị không khí hấp thụ ở một số vùng bước sóng.
      C. Phản xạ tốt trên tầng điện ly và mặt đất.
      D. Có bước sóng nhỏ hơn 10 m.

Lời giải
Sóng ngắn 10 m < \(\lambda\) < 100m

⇒ Chọn D

Câu 18: Sơ đồ của hệ thống thu thanh gồm:

      A. Anten thu, biến điệu, chọn sóng, tách sóng, loa
      B. Anten thu, chọn sóng, tách sóng, khuếch đại âm tần, loa
      C. Anten thu, máy phát dao động cao tần, tách sóng, loa
      D. Anten thu, chọn sóng, khuếch đại cao tần, loa

Lời giải
Sơ đồ máy thu:
Anten → chọn sóng → tách sóng → khếch đại âm tần → loa

⇒ Chọn B

Câu 19: Sóng điện từ

      A. là sóng dọc hoặc sóng ngang.
      B. là điện từ trường lan truyền trong không gian.
      C. Có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.
      D. Không truyền được trong chân không.

Lời giải
Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian

⇒ Chọn B

Câu 20: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?

      A. Mạch tách sóng.             B. Mạch khuyếch đại.     C. Mạch biến điệu.            D. Anten.

Lời giải
Máy phát không có mạch tách sóng
⇒ Chọn A

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Vật lý năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 15 bài học Chuyên đề 1: Dao động cơ học
1
00:59:15 Bài 1: Dao động điều hòa
Hỏi đáp
4
12
15
16
00:54:11 Bài 2: Con lắc lò xo
Hỏi đáp
17
00:24:02 Dạng 1: Cắt - Ghép lò xo
Hỏi đáp
10 Bài tập
23
Kiểm tra: Đề thi online phần con lắc lò xo
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi
24
00:37:36 Bài 3: Con lắc đơn
Hỏi đáp
31
Kiểm tra: Đề thi online phần con lắc đơn
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi
33
34
00:41:15 Dạng 2: Dao động tắt dần
Hỏi đáp
10 Bài tập
35
00:31:51 Dạng 3: Bài toán va chạm
Hỏi đáp
10 Bài tập
38
39
01:04:50 Bài 5: Tổng hợp dao động
Hỏi đáp
10 Bài tập
58
00:38:18 Bài 1: Đại cương về dòng điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập
60
62
00:30:31 Dạng 3: Cộng hưởng điện
Hỏi đáp
10 Bài tập
67
00:19:52 Dạng 1: Áp dụng công thức tính công suất
Hỏi đáp
10 Bài tập
68
00:19:37 Dạng 2: Cho công suất, tìm R, L, C hoặc ω
Hỏi đáp
10 Bài tập
70
00:37:43 Dạng 4: Khảo sát công suất
Hỏi đáp
10 Bài tập
74
01:16:48 Dạng 5: Bài toán cực trị
Hỏi đáp
10 Bài tập
75
00:21:15 Dạng 6: Độ lệch pha - Giản đồ vectơ
Hỏi đáp
10 Bài tập
76
77
00:32:14 Bài 5: Máy phát điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập
78
00:32:31 Bài 6: Động cơ điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập