GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Tia X hay tia Rơnghen là một dạng của sóng điện từ- nó là một khám phá vĩ đại của thế kỉ 19. Ngày nay kỹ thuật ứng dụng của tia X được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và các ngành công nghiệp. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về bản chất, tính chất của tia X và nguồn phát ra nó.
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Phát hiện tia X.
- Năm 1895, Rơnghen làm thí nghiệm với ống catốt (Ống Rơnghen) → Chùm tia catốt (chùm electron có NL rất lớn) → có sự tồn tại của bức xạ lạ → TIA X.
II. Cách tạo tia X.
- Sử dụng Cu-lít-giơ tạo ra được tia X.
- Có 2 điện cực
+ Anôt (Kim loại có có KLR lớn)
+ Katốt (Kim loại hình lõm cầu)
- Dây vônfram FF'
II. Bản chất và tính chất của tia X
+ Nhà vật lý Phôn-lau-ê, bằng nhiều thí nghiệm tinh vi của mình → Tia X và tia tự ngoại có nhiều tính chất giống nhau.
+ Tia X có bản chất là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn từ \(10^{-11}m\rightarrow 10^{-8}m\)
* Tính chất: Khả năng đâm xuyên
+ Làm đen phum ảnh → chụp điện
+ Phát quang nhiều chất → chiếu điện
+ Gây ion hóa không khi.
+ Tác dụng sinh lý: hủy diệt tế bào, chữa 1 số bệnh ung thư nông
* Ứng dụng: Tìm vết nứt, lỗi bên trong sản phẩm bằng kim loại, kiểm tra hành lý trong giao thông, nghiên cứu các cấu trúc vật rắn,..
IV. Thang sóng điện từ
+ Bức xạ gamma sóng điện từ có bước sóng rất ngắn.
+ Sóng vô tuyến → Tia hồng ngoại → Ánh sáng nhìn thấy → Tia tử ngoại → Tia X → Tia Y là thang sóng điện từ (f tăng dần).
* Thực ra, ranh giới giữa các vùng trong thang sóng điện từ là không rõ rệt.