GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Dưới đây là video bài giảng Ôn tập: 20 câu ôn bài tập máy điện, bao gồm những dạng bài tập chính về máy biến áp, động cơ không đồng bộ 3 pha, động cơ điện 1 chiều, máy điện đồng bộ kèm đáp án cụ thể, chi tiết nhằm giúp các em học sinh 12 ôn tập và củng cố kiến thức đã học .
NỘI DUNG BÀI HỌC
Câu 1: Một máy biến áp có tỉ số vòng dây cuộn sơ cấp vào thứ cấp là 1/5. Điện trở các vòng dây và mất mát năng lượng trong máy không đáng kể. Cuộn thứ cấp nối với bóng đèn (220V - 100W) đèn sáng bình thường. Điện áp và cường độ hiệu dụng ở cuộn sơ cấp là bao nhiêu?
A. 44 V - 5A B. 44V - 2,15A C. 4,4V - 2,273A D. 44V - 2,273A
Câu 2: Một máy biến thế có số vòng dây của cuộn sơ cấp là 800 vòng, của cuộn thứ cấp là 40 vòng. Hiệu điện thế và cường độ hiệu dụng ở mạch thứ cấp là 40V và 6A. Hiệu điện thế và cường độ hiệu dụng ở mạch sơ cấp là:
A. 2V; 0,6A B. 800V; 12A C. 800V; 120A D. 800V; 0,3A
Câu 3: Một máy biến áp có tỉ số vòng dây sơ cấp và thứ cấp bằng 10. Máy được mắc vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V, tần số 50Hz. Hai đầu cuộn thứ cấp được nối với tải là một điện trở R, khi đó dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp có cường độ 5(A). Coi hệ số công suất mạch thứ cấp và sơ cấp của máy đều bằng 1, máy có hiệu suất 95% thì cường độ dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp xấp xỉ bằng
A. 0,53(A) B. 0,35(A) C. 0,95(A) D. 0,50(A)
Câu 4: Một máy biến thế có số vòng của cuộn sơ cấp là 5000 và thứ cấp là 1000. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 100 V thì hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi để hở có giá trị là
A. 20 V. B. 40 V. C. 10 V. D. 500 V.
Câu 5: Một máy biến thế dùng làm máy giảm thế (hạ thế) gồm cuộn dây 100 vòng và cuộn dây 500 vòng. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Khi nối hai đầu cuộn sơ cấp với hiệu điện thế \(u = 100\sqrt{2}sin100\pi t (V)\) thì hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp bằng
A. 10 V. B. 20 V. C. 50 V. D. 500 V
Câu 6: Điện năng được truyền từ một máy biến thế ở A tới máy hạ thế ở B (nơi tiêu thụ) bằng hai dây đồng có điện trở tổng cộng là 50\(\Omega\). Dòng điện trên đường dây là I = 40A. Công suất tiêu hao trên đường dây bằng 10% công suất tiêu thụ ở B. Công suất tiêu thụ ở B là:
A. PB = 800W B. PB = 8kW
C. PB = 80kW D. PB = 800kW
Câu 7: Một máy phát điện xoay chiều có công suất 1000 kW. Dòng điện nó phát ra sau khi tăng thế lên 110kV được truyền đi xa bằng một dây dẫn có điện trở 20\(\Omega\). Điện năng hao phí trên đường dây là:
A. 6050W B. 2420W C. 5500W D. 1653W
Câu 8: Một nhà máy điện phát ra một công suất P không đổi, công suất này được truyền đến nơi tiêu thụ bằng dây nhôm với hiệu suất truyền tải là 90%. Hỏi nếu tăng đường kính của dây nhôm lên gấp đôi thì hiệu suất truyền tải điện khi đó là bao nhiêu % ?
A. 95% B. 96% C. 97,5% D. 92,5%
Câu 9: Một trạm phát điện xoay chiều có công suất không đổi, truyền điện đi xa với điện áp hai đầu dây tại nơi truyền đi là U = 200 kV thì tổn hao điện năng là 30%. Nếu tăng điện áp truyền tải lên U' = 500 kV thì tổn hao điện năng là:
A. 12% B. 75% C. 24% D. 4,8%
Câu 10: Một dòng điện xoay chiều một pha, công suất P = 500 kV được truyền bằng đường dây dẫn có điện trở tổng cộng là R = 4 \(\Omega\). Hiệu điện thế truyển tải là U = 5000 V. Hệ số công suất của đường dây tải là cosφ = 0,8. Có bao nhiêu phần trăm công suất bị mất mát trên đường dây tải điện do toả nhiệt ?
A. 10%. B. 20%. C. 25%. D. 12,5%.
Câu 11: Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 4 cặp cực (4 cực nam và 4 cực bắc). Để suất điện động do máy này sinh ra có tần số 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ
A. 750 vòng/phút. B. 75 vòng/phút. C. 25 vòng/phút. D. 480 vòng/phút.
Câu 12: Rôto của máy phát điện xoay chiều một pha là nam châm có bốn cặp cực (4 cực nam và cực bắc). Khi rôto quay với tốc độ 900 vòng/phút thì suất điện động do máy tạo ra có tần số là
A. 60 Hz. B. 100 Hz. C. 120 Hz. D. 50 Hz.
Câu 13: Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 10 cặp cực (10 cực nam và 10 cực bắc) Rôto quay với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động do máy sinh ra có tần số bằng
A. 50 Hz. B. 100 Hz. C. 120 Hz. D. 60 Hz.
Câu 14: Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto quay với tốc độ 375 vòng/phút. Tần số của suất điện động cảm ứng mà máy phát tạo ra là 50 Hz. Số cặp cực của rôto bằng
A. 12. B. 4. C. 16. D. 8.
Câu 15: Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có 4 cặp cực và rôto quay với tốc độ 900 vòng/phút. Máy phát điện xoay chiều thứ hai có 6 cặp cực phải quay với tốc độ bằng bao nhiêu để tần số điện áp xoay chiều do hai máy phát ra bằng nhau
A. 600 vòng/phút. B. 750 vòng/phút. C. 1200 vòng/phút. D. 300 vòng/phút.
Câu 16: Một động cơ điện có ghi 220V-176W, hệ số công suất bằng 0,8 được mắc vào mạch điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 380V. Để động cơ hoạt động bình thường, phải mắc động cơ nối tiếp với một điện trở thuần có giá trị:
A. 180\(\Omega\) B. 300\(\Omega\) C. 220\(\Omega\) D. 176\(\Omega\)
Câu 17: Từ thông qua cả cuộn dây phần ứng của máy phát điện xoay chiều một pha có giá trị cực đại là 400 mWb và biến thiên điều hòa với tần số 50 Hz. Suất điện động của máy có giá trị hiệu dụng là bao nhiêu?
A. E = 47,96 V B. E = 88,858 V C. E = 125,66 V D. E = 252,14 V
Câu 18: Stato của động cơ không đồng bộ ba pha gồm 9 cuộn dây , cho dòng điện xoay chiều ba pha tần số 50 Hz vào động cơ. Roto của động cơ có thể quay với tốc độ nào?
A.1500 vòng/phút B.900 vòng/phút C.1000 vòng/phút D. 3000 vòng/phút
Câu 19: Một khung dây dẫn phẳng có 50 vòng, quay trong từ trường đều, với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động cực đại qua khung dây bằng 311,126 V. Từ thông cực đại qua một vòng dây là
A. 0,198 Wb. B. 0,28 Wb. C. 4 Wb. D. 4.10-3 Wb.
Câu 20: Một máy phát điện xoay chiều, ban đầu có suất điện động hiệu dụng là E và tần số phát ra bằng 50 Hz. Nếu tăng tốc độ quay của rôto thêm 1 vòng/s thì tần số là 60 Hz và suất điện động hiệu dụng là E’ = E + 40 V. Nếu tăng tốc độ quay của rôto thêm 1 vòng/s nữa thì suất điện động do máy phát ra là bao nhiêu?
A. 240 V. B. 280 V. C. 400 V. D. 320 V.