Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Cộng hưởng điện là 1 trong những phần kiến thức quan trọng của chương trình vật lý 12, thường xuyên góp mặt trong các đề thi tuyển sinh ĐH và THPT Quốc gia, vì vậy, sau khi học xong bài này, các em cần phải nắm được:

  • Viết được công thức định luật Ôm cho đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.

  • Nêu được đặc điểm của  đoạn mạch có R, L, C nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện . 

NỘI DUNG BÀI HỌC

Chúng ta tiếp tục học dạng 3 của bài 2, đây là dạng cuối cùng của bài có tên Cộng hưởng điện. Vậy cộng hưởng là gì? Ở đâu có cộng hưởng thì ở đó có lực cưỡng bức hay nói cách khác dao động cưỡng bức mới có khả năng gây ra cộng hưởng. Và ở bài đầu tiên của chuyên đề Dòng điện xoay chiều, chúng ta đã nói rất rõ, bản chất của dòng điện xoay chiều là một dao động cưỡng bức, cho nên dao động cưỡng bức gây ra cộng hưởng điện là một kết quả đặc biệt. Cho nên những bài toán hay hay, lạ lạ, có cái gì đó lớn nhất, nhỏ nhất rất dễ xảy ra cộng hưởng điện.

Khi các em học xong phần điện này các em có thể biết gần 40 dấu hiệu cộng hưởng điện. Và khi xảy ra cộng hưởng, có một điều đặc biệt đó là mọi thứ xảy ra đồng thời.

Ta có: \(I = \frac{U}{Z} = \frac{U}{\sqrt{R^2} + (Z_L - Z_C)^2}\)
Do U không đổi ⇒ Imax ⇒ Zmin
⇒ ZL - ZC = 0 ⇔  ZL = ZC: Mạch xảy ra cộng hưởng điện
Lúc này:
\(\cdot \ L\omega = \frac{1}{C\omega } \Leftrightarrow LC\omega ^2 = 1 \Leftrightarrow \omega =\frac{1}{\sqrt{LC}} \rightarrow \left\{\begin{matrix} T = 2 \pi \sqrt{LC}\\ f = \frac{1}{2\pi \sqrt{LC}} \ \ \ \end{matrix}\right.\)
\(\cdot \ U_L = U_C \rightarrow u_L = - u_C \left ( u_L = \frac{Z_L}{Z_C}u_C \right )\)
\(\cdot \ I_{max} = \frac{U}{Z_{min}} = \frac{U}{R} \Leftrightarrow U_{R\ max} = U \ (U_R \leq U)\)
\(\cdot \ \varphi = 0\): u cùng pha i, suy ra:
+ u cùng pha với uR
u cùng pha với uL
u cùng pha với uC

* Thay đổi L hoặc C hoặc \(\omega\) để xảy ra cộng hưởng điện
⇒ Z
L = ZC

* Ghép với C một tụ C' để xảy ra cộng hưởng điện
\(\Rightarrow Z_{C_b} = Z_L\)
+ Nếu \(Z_{C_b} > Z_C\) ⇒ ghép C' nối tiếp C
\(\Rightarrow Z_{C'} = Z_{C_b} - Z_{C} \Rightarrow Z_{C} = \frac{1}{Z_{C'}\omega }\)
+ Nếu \(Z_{C_b} < Z_C\) ⇒ ghép C' song song C \(\Rightarrow Z_{C'} = \frac{Z_{C}.Z_{C_b}}{Z_{C} - Z_{C_b}} \Rightarrow C' = \frac{1}{Z_{C'}\omega }\)

VD1: Đặt điện áp \(u = 200\sqrt{2}\cos 100 \pi t\) (V) vào 2 đầu mạch RLC ghép nối tiếp có \(R = 100\ (\Omega) ;\ L = \frac{1}{\pi }\ (H); \ C = \frac{10^{-4}}{2 \pi }\ (F)\)
a) Viết biểu thức i?
b) Ghép C' với C thì \(U_R = 200 \ (\Omega)\). Viết biểu thức i lúc này?
Giải:
a)
\(Z_L = 100 \ (\Omega), Z_C = 200 \ (\Omega)\)
\(U_0 = 200\sqrt{2}\)
\(\omega = 100\pi\)
\(\varphi _u = 0\)
Viết i: (bấm máy tính)
\(\frac{U_0 \ \angle \ \varphi _u}{R + (Z_L - Z_C)^2i} = \frac{200\sqrt{2}}{100 + (100 - 200)^2i}\)
\(=a+bi \ \ \ Shift \rightarrow 2\rightarrow 3 = I_0 \ \angle\ \varphi _i \ \ \ \ \left ( 2 \ \angle \ \frac{\pi }{4} \right )\)
Vậy \(i = 2\cos \left ( 100\pi t + \frac{\pi}{4} \right ) \ (A)\)
b) Ghép C' với C ⇒ UR = 200 V = U ⇒ Cộng hưởng điện
\(I_{max} = \frac{U}{R} \Rightarrow I_{0\ max} = \frac{U_0}{R} = 2\sqrt{2} \ (A)\)
\(\varphi _i = \varphi _u = 0\)
Vậy \(i = 2\sqrt{2}\cos100 \pi t \ (A)\)
Mở rộng: Ghép C' với C và có cộng hưởng điện ⇒ \(Z_{C_b} = Z_L = 100 < Z_C = 200\) ⇒ Ghép //

VD2: Đặt điện áp \(u = 160\sqrt{2}\cos (100 \pi t - \frac{\pi }{6})\) (V) vào đầu mạch RLC có CR2 = 16L thì điện áp hai đầu mạch vuông pha điện áp hai đầu tụ C. Tìm UR, UL, UC?
Giải:
\(u \perp u_C\) ⇒ Cộng hưởng điện
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} U_R = U = 160 \ (V)\ (U_0 \rightarrow U = 160)\\ U_L = U_C \ \ \ (1)\hspace{4cm} \end{matrix}\right.\)
Mà: \(CR^2 = 16L \Rightarrow R^2 = 16\frac{L}{C} = 16\frac{L\omega }{C\omega }\)
\(\Rightarrow R^2 = 16Z_L.Z_C \Rightarrow U_{R}^{2} = 16U_L.U_C \ \ (2)\)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow U_L = U_C = \frac{U_R}{4} = 40\ (\Omega )\)

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Vật lý năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 15 bài học Chuyên đề 1: Dao động cơ học
1
00:59:15 Bài 1: Dao động điều hòa
Hỏi đáp
4
12
15
16
00:54:11 Bài 2: Con lắc lò xo
Hỏi đáp
17
00:24:02 Dạng 1: Cắt - Ghép lò xo
Hỏi đáp
10 Bài tập
23
Kiểm tra: Đề thi online phần con lắc lò xo
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi
24
00:37:36 Bài 3: Con lắc đơn
Hỏi đáp
31
Kiểm tra: Đề thi online phần con lắc đơn
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi
33
34
00:41:15 Dạng 2: Dao động tắt dần
Hỏi đáp
10 Bài tập
35
00:31:51 Dạng 3: Bài toán va chạm
Hỏi đáp
10 Bài tập
38
39
01:04:50 Bài 5: Tổng hợp dao động
Hỏi đáp
10 Bài tập
58
00:38:18 Bài 1: Đại cương về dòng điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập
60
62
00:30:31 Dạng 3: Cộng hưởng điện
Hỏi đáp
10 Bài tập
67
00:19:52 Dạng 1: Áp dụng công thức tính công suất
Hỏi đáp
10 Bài tập
68
00:19:37 Dạng 2: Cho công suất, tìm R, L, C hoặc ω
Hỏi đáp
10 Bài tập
70
00:37:43 Dạng 4: Khảo sát công suất
Hỏi đáp
10 Bài tập
74
01:16:48 Dạng 5: Bài toán cực trị
Hỏi đáp
10 Bài tập
75
00:21:15 Dạng 6: Độ lệch pha - Giản đồ vectơ
Hỏi đáp
10 Bài tập
76
77
00:32:14 Bài 5: Máy phát điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập
78
00:32:31 Bài 6: Động cơ điện xoay chiều
Hỏi đáp
10 Bài tập