GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Hôm nay chúng ta học chuyên đề 6- Lượng tử Ánh sáng, ở chuyên đề này chúng ta sẽ nghiên cứu về một tính chất khác của ánh sáng. Và ở bài đầu tiên của chuyên đề, chúng ta cùng nghiên cứu Hiện tượng quang điện - Thuyết lượng tử, trả lời được câu hỏi ánh sáng là cái gì?
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Hiện tượng quang điện
1/ Thí nghiệm Héc
2. Định nghĩa
Hiện tượng khi chiếu ánh sáng vào bề mặt 1 miếng kim loại làm electron bật ra gọi là hiện tượng quang điện (ngoài)
II. Định luật quang điện
Bước sóng kích thíc \(\lambda\)
Giới hạn quang điện của kim loại là \(\lambda _0\)
\(\Rightarrow \lambda \leq \lambda _0\)
"Ánh sáng kích thích có bước sóng nhỏ hơn hay bằng giới hạn quang điện của kim loại thì mới gây ra được hiện tượng quang điện."
\(\lambda \leq \lambda _0\)
III. Thuyết lượng tử ánh sáng
1. Giả thuyết của Plăng
"Năng lượng mà nguyên tử hoặc phân tử hấp thụ hay phản xạ hoàn toàn xác định là h.f"
Trong đó: \(\varepsilon = h.f\) : lượng tử năng lượng
Với: + f: tần số của ánh sáng đơn sắc
+ h = 6,625.10-34 J: hằng số Plăng
2. Thuyết lượng tử ánh sáng của Anhxtanh
Thừa hưởng từ Plăng
+ Cấu tạo tia sáng của các phôtôn
+ Các phôtôn có năng lượng xác định \(\varepsilon = h.f\)
+ Trong chân không, phôtôn bay dọc theo tia sáng với vận tốc c = 3.108 m/s
+ Các nguyên tử, phân tử hấp thụ hay phát xạ ánh sáng là hấp thụ hay phát xạ phôtôn
Giải thích: \(\varepsilon \geq A \Rightarrow h.\frac{c}{\lambda } \geq A \Rightarrow \frac{hc}{A} = \lambda _0\)
IV. Lưỡng tính sóng hạt (SGK)