GIỚI THIỆU BÀI HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Lý thuyết
1. Mặt trụ tròn xoay
Cho \(\l\) // \(\Delta\)
Cho \(\l\) quay quanh \(\Delta\) ta được một mặt tròn xoay gọi là mặt trụ tròn xoay
\(\l\): đường sinh
\(\Delta\): trụ
2. Hình trụ
Cho hình chữ nhật OABO'. Cho đường gấp khúc OABO' quay quanh OO' ta được hình trụ tròn xoay.
OA: Bán kính đường tròn đáy
AB: đường sinh
3. Khối trụ
II Bài tập
Ví dụ 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cho đường \(\l\) quay quanh đường thẳng \(\Delta\) ta được một mặt trụ tròn xoay.
B. Cho đường thẳng \(\l\) quay quanh đường thẳng \(\Delta\), trong đó \(\l\) và \(\Delta\) đồng phẳng ta được mặt trụ tròn xoay.
C. Cho đường gấp khúc ABCD, ABCD là hình chữ nhật quay quanh AB ta được một mặt trụ tròn xoay.
D. Cho đường thẳng a quay quanh đường thẳng b, a // b ta được 1 mặt trụ tròn xoay.
Đáp án là D.
Ví dụ 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cho hình chữ nhật ABCD quay quanh AB ta được 1 hình trụ.
B. Cho hình chữ nhật ABCD quay quanh AD ta được 1 hình trụ.
C. Cho đường gấp khúc ABCD quay quanh AD ta được 1 hình trụ.
D. Cho đường gấp khúc ABCD quay quanh BC ta được 1 hình trụ.
Đáp án là C.
Ví dụ 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hình trụ được tạo thành khi cho đường thẳng a quay quanh đường thẳng b, a //b
B. Hình trụ tạo thành khi cho các đường biên của hình chữ nhật quay quanh đường nối trung điểm của 1 cặp đối.
C. Hình trụ được tạo thành khi cho đường gấp khúc OAB quay quanh OB.
D. Hình trụ được tạo thành khi cho các đường biên của hình chữ nhật quay quanh đường chéo của nó.
Đáp án là B