Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới này các em cần phải nắm được các nội dung sau:

  •  Con đường phân ly tính trạng đã giải thích sự hình thành các nhóm phân loại và nguồn gốc chung của các loài như thế nào?
  •  Nguyên nhân, nội dung, kết quả đồng quy tính trạng 
  •  Khái quát được con đường chủ yếu của quá trình tiến hoá lớn và giải thích được 3 chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới 

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới.

1. Sự phân ly tính trạng và hình thành các nhóm phân loại trên loài

  • Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành loài mới, là cơ sở để hình thành các nhóm phân loại trên loài.
  • Tiến hóa nhỏ được hình thành bằng con đường phân ly tính trạng ⇒ hình thành các nhóm phân loại trên loài cùng bằng con đường phân ly tính trạng.
  • Các nhóm phân loại trên loài bao gồm: giới → ngành → lớp → bộ → họ → chi (giống) →loài.

⇒ Các loài được tiến hóa từ một tổ tiên chung.

2. Chiều hướng tiến hóa của sinh giới

  • Ngày càng đa dạng và phong phú: Từ một vài dạng ban đầu, sinh giới đã tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau, trong đó có hai hướng lớn:
    • Động vật: hiện có khoảng 1,5 triệu loài.
    • Thực vật: 50000 loài.
  • Tổ chức ngày càng cao: Từ thể chưa có cấu tạo tế bào đến cơ thể đơn bào nhân sơ → cơ thể  đơn bào nhân thực → tập đoàn đa bào → cơ thể đa bào.
    • Chiều hướng tiến hóa tổ chức cấu tạo ngày càng phức tạp và tính chuyên hóa ngày càng cao.

Ví dụ sự tiến hóa của hệ tiêu hóa: Động vật chưa có hệ tiêu hóa (tiêu hóa nội bào)→ Động vật có hệ tiêu hóa dạng túi (tiêu hóa nội bào và ngoại bào)→ Động vật có hệ tiêu hóa dạng ống (tiêu hóa ngoại bào).

  • Thích nghi ngày càng hợp lý:
    • Các dạng ra đời sau luôn thích nghi và thay thế các dạng kém thich nghi trước đó.
    • Trong quá trình tiến hóa đã có 2,5 vạn loài thực vật và 7,5 triệu loài động vật bị tuyệt chủng vì không thích nghi với môi trường sống.

* Kết luận:

  • Hướng tiến hóa thích nghi ngày càng hợp lý là hướng cơ bản nhất.
  • Các nhóm sinh vật khác nhau có thể tiến hóa theo chiều hướng khác nhau và nhịp độ khác nhau nhưng đều chung một cơ chế.

3. Chiều hướng tiến hóa của từng nhóm loài

Có hai hướng chính là Tiến bộ sinh học và thoái bộ sinh học.

  • Tiến bộ sinh học: là hướng tiên hóa ngày càng phát triển và biểu hiện ở 3 đặc điểm sau:
    • Số lượng cá thể ngày càng tăng, tỉ lệ sống sót của các thể ngày càng cao.
    • Khu phân bố ngày càng mở rộng và liên tục.
    • Nội bộ ngày càng phân hóa và phức tạp.

Ví dụ: Giun tròn, thực vật hạt kín,... đang tiến hóa theo hướng tiến bộ sinh học.

  • Thoái bộ sinh học: là hướng tiến hóa ngày càng bị tiêu diệt và kém phát triển, biểu hiện ở 3 đặc điểm:
    • Số lượng cá thể ngày càng giảm, tỉ lệ sống sót của các cá thể ngày càng thấp.
    • Khu phân bố ngày càng thu hẹp và gián đoạn.
    • Nội bộ ngày càng kém phân hóa và kém phức tạp.

Ví dụ: Lưỡng cư, Bò sát... là những loài tiến hóa theo chiều hướng thoái bộ sinh học.

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Sinh học năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 7 bài học Chuyên đề 1: Di truyền cấp độ phân tử
 Giáo viên:
25
00:18:44 Bài 2: Đột biến gen
Hỏi đáp
26
27
00:23:47 Bài 4: Đột biến cấu trúc NST
Hỏi đáp
15 Bài tập
28
00:11:44 Bài 5: Đột biến số lượng NST
Hỏi đáp
10 Bài tập
29
30
Kiểm tra: Đề thi online Chuyên đề Biến dị
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi