GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Một nội dung quan trọng nữa trong chuyên đề Di truyền học ứng dụng được đề cập đến trong nội dung video bài giảng hôm nay là Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến, mời các em cùng tìm hiểu.
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Khái niệm tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
* Mỗi một kiểu gen sẽ có một năng suất nhất định, mỗi giống có một năng suất tối đa trong điều kiện nuôi trồng tối ưu.
Như vậy, mỗi giống sẽ có một mức trần về năng suất ⇒ sử dụng phương pháp gây đột biến để nâng cao mức trần về năng suất của giống.
- Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là phương pháp sử dụng tác nhân vật lý hoặc hóa học gây biến đổi vật liệu di truyền của các giống vật nuôi cây trồng nhằm tạo ra các tổ hợp gen mới để đáp ứng nhu cầu thịu hiếu của con người.
2. Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
2.1. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến
Chú ý:
- Loại tác nhân, liều lượng, cường độ, thời gian xử lí mẫu vật để mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Cách chọn mẫu vật gây đột biến.
2.2. Lựa chọn các thể đột biến có kiểu hình mong muốn
Dựa trên các đặc điểm có thể nhận biết được
Đối với vi khuẩn: thường phân lập dựa trên môi trường khuyết dưỡng.
Ví dụ: Dòng vi khuẩn khuyết dưỡng với chất A tức là dòng vi khuẩn này không thể sinh trưởng, phát triển trên môi trường nuôi cấy có chất A.
Sau khi gây đột biến, nuôi cấy trên môi trường thiếu chất A, nếu dòng vi khuẩn nào sinh trưởng, phát triển được chính là dòng vi khuẩn cần tìm.
2.3. Tạo dòng thuần chủng
Cho tự thụ hoặc giao phối gần để tạo tổ hợp, đối với vi khuẩn thì hco nhân lên và tạo dòng đột biến.
Lưu ý: phương pháp tạo giống bằng cách gây đột biến có hiệu quả cao đối với vi sinh vật vì:
- Chúng có tốc độ sinh sản nhanh
- Dễ dàng phân lập các dòng đột biến (có hệ gen đơn).
3. Một số thành tựu ở Việt Nam
3.1. Thành tựu trong công tác tạo giống bằng sử dụng tác nhân vật lý
Tác nhân vật lý: Tia gama, tia UV, sôc nhiệt...
Ví dụ: Từ giống lúa Mộc tuyền được xử lý bằng tia gama tạo ra giống lúa MT1, có nhiều đặc tính tốt: chịu phèn, chua, chín sớm, thấp cây, năng suất tăng 15-20%.
Ngô M1 được xử lý tạo ra 12 dòng đột biến, chọn ra giống ngô DT1: chín sớm, năng suất tăng, hàm lượng protein tăng khoảng 1,5%.
3.2. Thành tựu trong công tác tạo giống bằng sử dụng tác nhân hóa học
- Tác nhân hóa học: conxisin, 5BU, EMS, NMU...
- Ví dụ:
- Táo Gia Lộc được xử lý bằng NMU để tạo ra giống táo má hồng, quả to, ngọt hơn,...
- Sử dụng conxisin tạo ra giống nho, dưa hấu không hạt, giống dâu tằm VH13 3n.