GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Nội dung video bài học Công thức và bài tập số kiểu gen trong quần thể dưới đây sẽ hướng dẫn cho các em một số công thức và bài tập về cấu trúc di truyền quần thể bao gồm hai nội dung đó là:
- Gen trên NST thường
- Gen trên NST giới tính
Chúng ta hãy cùng xem công thức tính kiểu gen như thế nào nhé!
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Gen trên nhiễm sắc thể thường
* Gọi n là số alen của 1 gen
⇒ Số kiểu gen tối đa của quần thể: \(\frac{n(n+1)}{2}\)
+ Số kiểu gen đồng hợp: n
+ Số kiểu gen dị hợp: \(\frac{n(n-1)}{2}\)
* Gọi gen 1 có n alen
Gọi gen 2 có m alen
+ Nếu các gen PLĐL ⇒ Số kgqt: \(\frac{n(n+1)}{2} \times \frac{m(m+1)}{2}\)
+ Nếu các gen cùng nằm trên 1 NST:
⇒ Số kiểu gen tối đa:\(\frac{n.m(n.m+1)}{2}\)
Ví dụ 1: Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét 1 locut có 4 alen. Biết không xỷ ra đột biến và các gen thì nằm trên nhiễm sắc thể thường phân li độc lập với nhau. Xác định số kiểu gen tối đa trong quần thể.
Giải:
1 locut có 4 alen
PLĐL và NST thường
⇒ Số kiểu gen tối đa: \(\frac{4(4+1)}{2}=10\)
Ví dụ 2:
Trong một quần thể của một loài lưỡng bội, xét gen 1 có 3 alen, gen 2 có 4 alen. Biết rằng không xảy ra đột biến, xác định số kiểu gen có thể có trong quần thể trong các trường hợp sau:
a. Các gen trên nhiễm sắc thể thường và phân ly độc lập.
b. Các gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường.
Giải:
Gen 1 có 3 alen
Gen 2 có 4 alen
a. Số kiểu gen tối đa: \(\frac{3(3+1)}{2}.\frac{4(4+1)}{2}=60\)
b. Số kiểu gen tối đa: \(\frac{3.4(3.4+1)}{2} = 78\)
II. Gen trên nhiễm sắc thể giới tính
* TH1: Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X
+ Xét 1 gen có n alen
. XX số kiểu gen: \(\frac{n(n+1)}{2}\)
. XY số kiểu gen: n
⇒ Số kiểu gen tối đa trong quần thể: \(\frac{n(n+1)}{2}+n\)
+ Xét gen 1 có n alen
gen 2 có m alen
. XX số kiểu gen: \(\frac{n.m(n.m+1)}{2}\)
. XY số kiểu gen: n.m
⇒ Số kiểu gen tối đa trong quần thể: \(\frac{n.m(n.m+1)}{2}+n.m\)
* TH2: Gen nằm trên đoạn tương đồng
+ Xét 1 gen
. XX có kiểu gen \(\frac{n(n+1)}{2}\)
. XY có kiểu gen n.n = n2
⇒ Số kiểu gen tối đa = \(\frac{n(n+1)}{2}+ n^2\)
+ Xét gen 1 có n alen
gen 2 có m alen
. XX có kiểu gen: \(\frac{m.n(m.n+1)}{2}\)
. XY có kiểu gen: (n.m)2
⇒ Số kiểu gen tối đa: \(\frac{m.n(m.n+1)}{2}+m^2.n^2\)
Ví dụ 3: Trong một quần thể của một loài lưỡng bội, xét 1 locut có 4 alen. Biết không có đột biến xảy ra. Xác định số kiểu gen của quần thể trong các trường hợp sau:
a. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X
b. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y
Giải:
a. Gen trên đoạn không tương đồng của X
Ta có số kiểu gen tối đa: \(\frac{4(4+1)}{2}+4=14\)
b. Gen trên đoạn tương đồng của X và Y:
Số kiểu gen tối đa = \(\frac{4(4+1)}{2}+4^2=26\)
Ví dụ 4: Xét trong quần thể của 1 loài lưỡng bội, gen thứ 1 có 3 alen, gen thứ 2 có 4 alen. Xác định số kiểu gen tối đa của quần thể trong các trường hợp sau:
a. Các gen ở đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
b. Các gen ở đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y
Giải:
Gen 1 có 3 alen
Gen 2 có 4 alen
a. Các gen nằm trên đoạn không tương đồng:
Số kiểu gen tối đa: \(\frac{3.4(3.4+1)}{2}+3.4=90\)
b. Các gen nằm trên đoạn tương đồng:
Số kiểu gen tối đa: \(\frac{3.4(3.4+1)}{2}+3^2.4^2=222\)