GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi này các em cần:
- Nêu được khái niệm đặc điểm thích nghi, cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi
- Giải thích được sự hợp li tương đối của các đặc điểm thích nghi trong tự nhiên
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hôm nay chúng ta sẽ tiêp tục với chuyên đề 8: Tiến hóa sinh học.
Bài Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi.
1. Cơ sở di truyền của quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi
Đặc điểm thích nghi là những đặc điểm giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn (ưu thế hơn), giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống.
Cơ sở di truyền của quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi chính là các biến dị di truyền (đột biến và biến dị tổ hợp).
Khi một alen đột biến mới xuất hiện trong quần thể, nếu alen này có lợi, giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống thì sẽ được nhân lên và phổ biến trong quần thể.
2. Ví dụ giải thích về sự hình thành các đặc điểm thích nghi
2.1. Sự hóa đen của bướm ở vùng công nghiệp
Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, ở các vùng công nghiệp phát triển của châu Âu có sự hóa đen của hơn 70 loài bướm.
Bướm sâu đo ở cây bạch dương (Biston betularia).
Đặc điểm của loài bướm này là có màu trắng, có đốm đen, kiếm ăn vào ban đêm, ban ngày đậu trên thân của các cây bạch dương màu trắng.
Vào khoảng năm 1848, thấy xuất hiện các cá thể đột biến màu đen.
Đến năm 1900, số lượng bướm đen tăng dần lên.
Đến năm 1950, số lượng bướm đen chiếm khoảng 95%.
2.2. Sự tăng sức đề kháng của vi khuẩn đối với thuốc kháng sinh
3. Sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi