Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài Bằng chứng tiến hóa này các em cần:

  • Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh : cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hóa.
  • Trình bày được những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào ; sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và prôtêin của các loài.

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hôm nay, Thầy sẽ hướng dẫn các bạn tiếp tục chuyên đề tiếp theo "Chuyên đề tiến hoá sinh học". Từ bài này trở đi nội dung thi của chúng ta chủ yếu là lý thuyết. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem có những bằng chứng nào chứng minh các loài có nguồn gốc chung. Gồm 4 nội dung:

I. Bằng chứng giải phẩu:

1. Cơ quan tương đồng:

- Đặc điểm: Nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể và cùng nguồn gốc.

- Nguyên nhân: Sống trong các môi trường khác nhau.

- VD: Gai xương rồng, Tua cuốn đậu, Tuyến nọc độc rắn (tuyến nước bọt)

- Ý nghĩa: Phản ánh được nguồn góc chung nhờ quá trình tiến hoá phân li.

2. Cơ quan thoái hoá:

- Đặc điểm: Cũng là cơ quan tương đồng nhưng cấu trúc bị tiêu giảm, không còn chức năng.

- Nguyên nhân: Do điều kiện sống bị thay đổi.

- VD: Xương cụt  \(\Rightarrow\) đuôi, Ruột thừa \(\Rightarrow\) manh tràng.

- Ý nghĩa: Xác định được mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

3. Cơ quan tương tự:

- Đặc điểm: Thực hiện chức năng giống nhau, có nguồn gốc khác nhau.

- Nguyên nhân: Sống trong điều kiện giống nhau.

- VD: Cách dơi, cánh chim, sâu bọ, mang cá tôm.

- Ý nghĩa: Phản ánh tiến hoá hội tụ (đồng quy)

II. Bằng chưng phôi sinh học:

- Phôi của động vật có xương sống (Thuộc các lớp khác)

+ Giai đoạn đầu:Giống nhau về hình dạng chung và sự phát triển các cơ quan.

+ Giai đoạn phát triển sau: Xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng tương ứng cho mỗi lớp, bộ, họ, chi, loài, cá thể.

\(\Rightarrow\) Sự giống nhau về quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống, chứng tỏ chúng đều được tiến hoá từ 1 nguồn gốc chung.

\(\Rightarrow\) Các loài có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi của chúng càng giống nhau.

- Ví dụ:

 + Phôi cá xuất hiện vây bơi.

 + Thằn lằn, thỏ và người xuất hiện chi 5 ngón.

III. Bằng chứng địa lý sinh vật:

Theo Dacwin:

- Sự giống nhau của các sinh vật do chúng có chung nguồn gốc hơn là sống trong môi trường giống nhau.

- Do điều kiện sống giống nhau nên chọn lọc tự nhiên đã hình thành những quần thể sinh vật với những đặc điểm thích nghi giống nhau \(\Rightarrow\) tiến hoá đồng quy (hội tụ).

\(\Rightarrow\) Nghiên cứu sự phân bố các loài đã diệt vong và những loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy các loài sinh vật có tổ tiên chung.

IV. Bằng chứng tế bào và sinh học phân tử.

1. Bằng chứng tế bào:

- Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

- Các tế bào đều có thành phần hoá học và nhiều đặc điểm cấu trúc giống nhau.

- Tất cả tế bào đều cấu tạo từ phân tử pr-lipid

2. Bằng chứng sinhh học phân tử:

- ADN của mỗi loại đặctrưng bổi số lượng, thành phần, các nu.

- Tính phổ biến của Mã di truyền.

- Prôtein được cấu thành từ 20 loại axit amin

Kết luận: 

- Xác định quan hệ họ hàng dựa trên mức độ tương đồng Protêin.

- Xác định quan hệ họ hàng dựa trên mức độ tương đồng ADN.

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Sinh học năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 7 bài học Chuyên đề 1: Di truyền cấp độ phân tử
 Giáo viên:
25
00:18:44 Bài 2: Đột biến gen
Hỏi đáp
26
27
00:23:47 Bài 4: Đột biến cấu trúc NST
Hỏi đáp
15 Bài tập
28
00:11:44 Bài 5: Đột biến số lượng NST
Hỏi đáp
10 Bài tập
29
30
Kiểm tra: Đề thi online Chuyên đề Biến dị
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi