Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Công nghệ tế bào bao gồm hai lĩnh vực là tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật và tạo giống bằng công nghệ tế bào động vật. Vậy các phương pháp và quy trình tạo giống bằng công nghệ tế bào có đặc điểm gì ? Mời các em cùng tìm hiểu thông qua nội dung video bài giảng Tạo giống bằng công nghệ tế bào

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Công nghệ tế bào thực vật

1.1. Nuôi cấy hạt phấn

Nuôi cấy hạt phấn

Nuôi cấy hạt phấn

  • Ý nghĩa:
    • Tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
    • Ứng dụng: chọn các giống cây trồng có khả năng chịu hạn hay chịu lạnh, chịu phèn, chịu mặn, khả năng chống chịu sâu bệnh...
      • Ví dụ: Chọn được dòng lúa chiêm chịu lạnh.
    • Các tính trạng đã được chọn lọc sẽ di truyền ổn định vì kiểu gen của cây lưỡng bội là đồng hợp về tất cả các gen.

1.2. Nuôi cây mô thực vật invitro

Nuôi cây mô thực vật invitro

Nuôi cây mô thực vật invitro

  • Cơ sở khoa học: Khả năng phản phân hóa và phân hóa của tế bào thực vật.
  • Ý nghĩa:
    • Giúp nhân nhanh giống cây trồng có năng suất cao, có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định.
    • Tạo giống cây trồng đồng nhất về kiểu gen, sạch bệnh.
    • Giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm hay giống cây khó sinh sản hữu tính.

1.3. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị

Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị

Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị

  • Cơ sở khoa học: Dựa trên hiện tượng đột biến số lượng NST tạo các thể lệch bội.
  • Ý nghĩa: Tạo các giống có kiểu gen khác nhau từ dòng tế bào xoma ban đầu.

1.4. Dung hợp tế bào trần

Dung hợp tế bào trần

Dung hợp tế bào trần

  • Ý nghĩa: Tạo cây lai mang bộ NST lưỡng bội của hai loài (hai loài có họ hàng cách xa nhau) mà phương pháp lai xa và đa bội hóa không làm được.

→ Phương pháp này tạo ra hướng tạo giống cây trồng mới.

  • Lưu ý: Dung hợp tế bào trần bằng phương pháp:
    • Sử dụng muối CaCl2 kết hợp với xung điện cao áp.
    • Sử dụng keo sinh học Etylen glycol.

2. Công nghệ tế bào động vật

2.1. Cấy truyền phôi

Cấy truyền phôi

Cấy truyền phôi

  • Ý nghĩa:
    • Tạo đàn giống vật nuôi có kiểu gen đồng nhất.
    • Nhân nhanh đàn giống đối với động vật sinh sản chậm.
    • Nhân nhanh các loài thú quý hiếm.

2.2. Công nghệ nhân bản vô tính động vật

Nhân bản vô tính

Nhân bản vô tính

  • Ý nghĩa:
    • Nhân nhanh các giống vật nuôi quý hiếm từ tế bào xoma.
    • Giúp nhân bản các cá thể động vật mang gen của người từ đó tạo ra các cơ quan nội tạng để thay thế các cơ quan bị hỏng tránh hiện tượng loại thải.
Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Sinh học năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 7 bài học Chuyên đề 1: Di truyền cấp độ phân tử
 Giáo viên:
25
00:18:44 Bài 2: Đột biến gen
Hỏi đáp
26
27
00:23:47 Bài 4: Đột biến cấu trúc NST
Hỏi đáp
15 Bài tập
28
00:11:44 Bài 5: Đột biến số lượng NST
Hỏi đáp
10 Bài tập
29
30
Kiểm tra: Đề thi online Chuyên đề Biến dị
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi