GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài Sự phát sinh loài người này các em cần:
-
Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người.
-
Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn: các dạng vượn người hóa thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài cuối cùng của chuyên đề Tiến hóa sinh học.
Sự phát sinh loài người.
1. Quá trình phát sinh loài người hiện đại
1.1. Các bằng chứng nguồn gốc động vật của loài người
a) Bằng chứng gián tiếp
Bằng chứng giải phẫu sinh lý:
Cấu tạo các hệ cơ quan có sự tương đồng về cấu tạo, các hoạt động sinh lý trong cơ thể.
Bằng chứng phôi sinh học:
Ví dụ: Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi ở người có khe mang, có đuôii, có lông mao bao phủ toàn bộ cơ thể, về sau đuôi tiêu biến đi, khe mang biến mất, đuôi biến mất.
Ở giai đoạn đầu của phôi tim có 2 ngăn, sau đó tim phát triển có 3 ngăn, cuối cùng là có 4 ngăn.
Bằng chứng sinh học phân tử: ADN của con người và tinh tinh giống nhau tới 97,6% → tinh tinh là loài có quan hệ gần nhất với con người chúng ta.
Chuỗi hemoglobin trong hồng cầu ở người và tinh tinh hoàn toàn giống nhau. Tinh tinh cũng có 4 nhóm máu.
b) Bằng chứng trực tiếp
Các bằng chứng từ hóa thạch của tổ tiên loài người cũng chứng tỏ loài người có nguồn gốc động vật.
Các bằng chứng hóa thạch còn cho biết đặc điểm nào có ở tổ tiên loài người (xuất hiện trước), đặc điểm nào có ở loài người (xuất hiện sau).
Ví dụ: Chi có 5 ngón xuất hiện ở động vật cách đây khaongr 300 triệu năm và hiện nay vẫn còn ở các loài động vật.
Đặc điểm lồi cằm xuất hiện cách đây khoảng 5 triệu năm và chỉ có ở loài người.
1.2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình phát sinh loài người
Người và các loài vượn người tách nhau ra từ loài tổ tiên cách đây khoảng 5 - 7 triệu năm.
Trong các loài vượn người hóa thạch cơ một nhánh tiến hóa thành chi Homo.
Loài đầu tiên xuất hiện trong chi người là H.Habilis (người khéo léo): Thể tích hộp sọ là 575cm3, biết sử dụng công cụ bằng đá và sử dụng lửa.
Từ H.Habilis tiến hóa thành H.Erectus (người đứng thẳng): Xuất hiện cách đay khoảng 1,8 triệu năm, thể tích hộp sọ là 900 - 1000cm3, biết chế tạo công cụ lao động. Xuất hiện tiếng nói và chữ viết.
Loài H.Erectus tiến hóa thành nhiều loài khác nhau, hiện nay chỉ còn có loài H.Sapiens (người hiện đại, người thông minh) sống sót: Xuất hiện cách đây khoảng 100 - 200 nghìn năm, thể tích hợp sọ từ 1200 - 1700cm3, công cụ lao động tinh xảo và sống thành bộ lạc, xuất hiện mầm mống của tôn giáo, pháp luật, nghệ thuật,...
Loài H.Neandectan: Kích thước hợp sọ khoảng 1400cm3, biết sử dụng và chế tạo công cụ lao động, có đời sống xã hội, đã tuyệt chủng cách đây khoảng 30000 - 50000 năm do không cạnh trạnh được với người H.Sapiens.
* Quan điểm về địa điểm phát sinh loài người:
- Giả thuyết ra đi từ châu Phi: Loài H.Erectus tiến hóa thành loài H.Sapiens ở châu Phi rồi mới phát tán sang các châu lục khác.
- Loài H.Erectus phát tán sang các châu lục khác rồi mới tiến hóa thành loài H.Sapiens.
Nhưng những nghiên cứu về ADN và NST Y cũng như từ các bằng chứng hóa thạch, ủng hộ giả thuyết "Ra đi từ châu Phi".
2. Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa
Người đứng thẳng giúp bàn tay được giải phóng khỏi sự di chuyển, biết chế tạo công cụ lao động, giúp con người thoát khỏi trình độ động vật và bớt lệ thuộc vào tự nhiên.
Thanh quản phát triển → xuất hiện tiếng nói, giúp con người trao đổi thông tin và truyền đạt kinh nghiệm sản xuất.
Dùng lửa nấu chín thức ăn giúp não bộ phát triển hơn, kết hợp với tiếng nói, giúp con người hình thành chữ viết, giúp con người truyền đạt thông tin tốt hơn → gia tăng sản xuất, lượng của cải tích lũy ngày càng tăng, nhu cầu trao đổi mua bán, từ đó hình thành đời sống văn hóa, xã hội, từ đó hình thành pháp luật, tôn giáo.
Sự phát triển của văn hóa, xã hội cùng với sự bùng nổ của khoa học, kỹ thuật giúp con người điều chỉnh hướng tiến hóa của mình.
Chúng ta kết thúc chuyên đề 8: Tiến hóa sinh học.