Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài Quy luật tương tác gen và tính đa hiệu của gen này các em cần:

  • Nêu được ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối (tác động cộng gộp) và ví dụ về tác động đa hiệu của gen.
  • Nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình trong các phép lai 2 tính
  • Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và giải thích vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng
  • Giải thích được một gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau

NỘI DUNG BÀI HỌC

Chào các em! Hôm nay chúng ta sẽ sang bài tiếp theo của Chuyên đề 4 đó là Quy luật tương tác gen. Đến với nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem các gen tương tác với nhau sẽ quy định các kiểu hình như thế nào và có khác với quy luật của Menden không nhé!

1. Thí nghiệm:

Cho lai bí thuần chủng: dẹt x dài

→ F1 100% bí dẹt

Cho F1 x F1 → F2: 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài

2. Phân tích thí nghiệm:

- Ta có: F1 x F1 → F2: \(\underbrace{9 : 6 : 1}\)
                                     16 TH = 4 x 4 

⇒ Cây bí F1 (Dẹt) cho 4 loại giao tử

⇒ Cây F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb

- Vì cây F1 dị hợp 2 cặp gen mà chỉ quy định 1 loại kiểu hình (dẹt: AaBb)

⇒ Có hiện tượng tác động qua lại của nhiều gen để quy định 1 tính trạng

⇒ Tương tác gen

Quy ước: A-B-: Dẹt

* SĐL: P(t/c):            AABB x aabb

           F1:                100 % AaBb

           Fx F→ F2:

3. Kết luận:

- Xét 2 cặp gen, trong đó mỗi cặp có 2 alen khác nhau, phân li độc lập, tổ hợp tự do cùng quy định 1 tính trạng

- Tùy vào kiểu tương tác giữa các alen → Chia tương tác:

+ Bổ sung: 9:3:3:1, 9:6:1, 9:7

+ Át chế: 12:3:1, 13:3, 9:3:4

+ Cộng gộp: 15:1, 1:2:4:2:1

4. Các kiểu tương tác gen:

a. Bổ sung (bổ trợ):

Ví dụ: Lai 2 thứ đậu thơm thuần chủng: Hoa đỏ x hoa trắng

→ F1: 100 % đỏ

F1 x F1 → F2: 9 đỏ : 7 trắng

Giải: 

Ta có: F1 x F1 → F2: 9 : 7 = 16 = 4 x 4

⇒ Kg F1: AaBb (đỏ) → tương tác gen

Quy ước: A-B- đỏ

               \(\left.\begin{matrix} A-bb \\aaB- \\ aabb \end{matrix}\right\}\) trắng

SĐL: P(t/c) AABB x aabb

F1: 100% AaBb

F1 x F1: AaBb x AaBb

F2: \(\underbrace{9A-B- }:\underbrace{: 3A-bb : 3aaB - : 1 aabb}\)

⇒ TLKH F2: 9Đ : 7T

* Cơ sở sinh hóa:

       \(\\ A \\ \ \ \ \ \downarrow \\ F_{A} \\ \downarrow\)          \(\\ B \\ \ \ \ \ \downarrow \\ F_{B} \\ \downarrow\)
\(S\xrightarrow[]{ \ \ \ \ }S_{1} \xrightarrow[]{ \ \ \ \ }P\)
trắng       trắng 1      Đỏ

a và b không có khả năng tổng hợp enzim quy định sắc tố

b. Át chế: 9:3:4; 12:3:1; 13:3

Ví dụ: Cho lai chuột lông trắng thuần chủng với nhau

→ F1: 100 % lông trắng

F1 x F1 → F2: 13 trắng : 3 nâu

Giải: 

Ta có: F1 x F1 → F2: 13 : 3 = 16 = 4 x 4

⇒ Chuột F1 có kiểu hình AaBb ⇒ Màu lông chuột di truyền theo quy luật tương tác gen

Quy ước:

SĐL: P(t/c) AABB x aabb

F1: 100% AaBb

F1 x FF2AaBb x AaBb

F2: \(\underbrace{9A-B- }:\underbrace{3A-bb}:\underbrace{3aaB}:\underbrace{1aabb}\)
              T                   T              N             T

⇒ TLKH F2: 13T : 1N

⇒ Có hiện tượng át chế  gen trội

A át B (nâu) → trắng

a không có khả năng

* Cơ sở sinh hóa:

c. Cộng gộp: 15:1; 1:4:6:4:1

Ví dụ: Lai 2 thứ lúa mì thuần chủng 

P: Đỏ đậm x trắng 

F1: 100% đỏ hồng F1 x F1 → F2

1 Đỏ đậm : 4 đỏ : 6 đỏ hồng : 4 hồng : 1 trắng

Giải:

Ta có: F2: 1:4:6:4:1 = 16 = 4 x 4

→ F2: AaBb

⇒ Màu sắc hạt lúa mì di truyền theo quy luật tương tác gen

Quy ước: 

P(t/c): AABB x aabb

F1: 100% AaBb (đỏ hồng)

F1 x F1: AaBb x AaBb

⇒ Có hiện tượng cộng gộp của các alen trội quy định màu sắc hạt lúa mì

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Sinh học năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 7 bài học Chuyên đề 1: Di truyền cấp độ phân tử
 Giáo viên:
25
00:18:44 Bài 2: Đột biến gen
Hỏi đáp
26
27
00:23:47 Bài 4: Đột biến cấu trúc NST
Hỏi đáp
15 Bài tập
28
00:11:44 Bài 5: Đột biến số lượng NST
Hỏi đáp
10 Bài tập
29
30
Kiểm tra: Đề thi online Chuyên đề Biến dị
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi