GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài Các PP nghiên cứu di truyền người này các em cần:
- Hiểu được sơ lược về Di truyền y học
- Nêu được một số tật và bệnh di truyền ở người
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và hậu quả của các bệnh phêninkêtô niệu, hội chứng đao, ung thư.
NỘI DUNG BÀI HỌC
I/ Những thuận lợi và khó khăn
1/ Thuận lợi
- Được nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nhất.
- Giải mã bộ gen người -> cung cấp những hiểu biết về bộ gen -> giúp cho việc nghiên cứu di truyền ở người được dễ dàng hơn ( có khoảng 300.000 gen)
2/ Khó khăn
- Tuổi thọ lớn, ít con, vòng đời dài...
- Bộ NST 24-46 (23 cặp), ít sai khác khi xảy ra các biến dị -> khó nghiên cứu
- Đạo đức và đời sống xã hội -> không thể áp dụng các phương pháp lai hay gây đột biến đối với người.
II/ Các phương pháp nghiên cứu du truyền ở người
Gồm 5 phương pháp:
* Nghiên cứu phả hệ
* Nghiên cứu trẻ đồng sinh
* Nghiên cứu tế bào
* Nghiên cứu di truyền quần thể
* Nguyên cứu sinh học phân tử
1/ Phương pháp nghiên cứu phả hệ
* Mục đích: Nghiên cứu sự di truyền của 1 tính trạng nào đó trên những người thuộc cùng 1 dòng học qua vài thế hệ (khoảng 3 thế hệ )
* Nội dung
- Xác định tính trạng trội hay lặn.
- Do 1 hay nhiều gen quy định
- Nằm trên NST thường hay NST giới tính
* Kết luận
- Tóc xoăn, mắt nâu > tóc thẳng, mắt đen
- Phát hiện ra bện máu khó đông, bệnh mù màu
->do gen lặn nằm trên NST giới tính X
- Tật dính ngón tay 2,3, túm lông ở tay -> do gen lặn, nằm trên NST giới tính Y
- Bệnh phenul ketomên, bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường
- Bệnh hồng cầu nối liền, do đột biến gen trội nằm trên NST thường.
2/ Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
* Mục đích: Nghiên cứu những đứa trẻ sinh ra từ cùng 1 người mẹ trong 1 lần sinh
Sinh 2,3,4,...
Trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng
* Nội dung
+ Trẻ đống sinh cùng trứng
=> Những đứa trẻ được sinh ra do 1 trứng được thụ tinh bởi 1 tinh trùng
=> Trẻ sinh cùng trướng có cùng hệ gen, cùng giới tính, cùng nhóm máu
+ Trẻ sinh đôi khác trứng
Trứng 1 + tinh trùng 1 -> hợp tử 1 -> cơ thể 1
Trứng 2 + tinh trùng 2 -> hợp tử 2 -> cơ thể 2
=> Những đứa trẻ sinh đôi khác trứng là do nhiều trứng được thụ tinh bởi nhều tinh trùng và sinh ra vào cùng 1 thời điểm (giống như anh, chị em trong các lần sinh)
=> Trẻ sinh đôi khác trứng có hệ gên khác nhau-> giới tính có thể giống hoặc khác, nhóm máu có thể giống hoặc khác.
+ Nội dung nghiên cứu
- Nuôi trẻ sinh đôi cùng trứng trong các môi trường khác nhau
- Nuôi trẻ sinh đôi khác trứng trong các môi trường giống nhau
* Kết quả
- Nhóm máu, mù màu, máu khó đông... không chịu ảnh hưởng của môi trường
- Trí thông mính, chiều cao... vừa di truyền, chịu ảnh hưởng của môi trường.
3/ Phương pháp nghiên cứu tế bào
* Mục đích Tìm ra khiến khuyết nhiễm sắc thể các bệnh di truyền -> đề xuất phương pháp điều trị
* Nội dung Quan sát, so sánh ở mức hiển vi hoặc ở mức siêu hiển vi bộ NST của người bị bệnh so với bộ NST của người bình thường
* Kết quả
Người 2n = 46 (23 cặp = 22 thường + 1 giới tính)
- Mất đoạn NST số 5 -> hộ chứng mèo kêu
- Mất đoạn NST số 21 -> ung thư máu
- Có 3 NST 21 -> đao
- Cặp NST giới tính (23)
4/ Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể
* Mục đích
Tiến hành nghiên cứu tần số alen của các bệnh di truyền, hậu quả của hôn nhân cận huyết hoặc nguồn gốc của 1 nhóm người.
* Nội dung
Áp dụng định luật Hacdi - Vantec
p2 AA.2pqAa .q2aa= 1
=> Tìm được tỉ lệ kiểu hình -> tỉ lệ kiểu gen -> tỉ số alen quần thể
* Kết quả
Xác định được tần số alen của các bệnh di truyền -> đưa ra những dự đoán về khả năng mắc bệnh
* Ví dụ : Tỉ lệ bệnh bạch tặng 1/10.000
\(aa = \frac{1}{10000}\Rightarrow q_a = \sqrt{\frac{1}{10000}}\rightarrow p_A =0,99\)
5/ Phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử
Nghiên cứu ADN, ARN, protein
* Mục đích
Nghiên cứu cấu trúc của ADN (gen), chuổi polypeptid tương ứng vai trò của nó, liên quan tới những thay đổi di truyền ở cấp phân tử.
* Nội dung
Áp dụng các biện pháp khác nhau -> xác định chính xác vị trí của từng nu trong gen, từng axit amin trong chuỗi polypeptid.
* Kết quả
Khám phá ra bộ gen người: 30.000 gen -> nghiên cứu của sinh học.