Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Để giải bài tập sinh học ở phần nguyên phân các bạn cần hiểu và thuộc bản chất, diễn biến của quá trình nguyên phân. Bài giảng này sẽ cung cấp một số công thức và phương pháp giải bài tập nhanh chóng.

NỘI DUNG BÀI HỌC

Chào các em! Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu các lý thuyết cơ bản về quá trình nguyên phân, tìm hiểu về nguyên phân xảy ra ở tế bào nào, nguyên phân là gì và hoạt động nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra như thế nào.
Hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn một số công thức và các bài tập cơ bản nhất của quá trình nguyên phân để giúp các em có thể nắm rõ hơn các nội dung về nguyên phân.
Bây giờ, thầy nhắc lại một chút về kiến thức cơ bản chúng ta đã học đó là sơ đồ của quá trình ngyên phân.


Ở sơ đồ trên ta thấy từ 1 tế bào mẹ ban đầu qua nguyên phân sẽ tạo ra 2 tế bào con, 2 tế bào con này giống nhau có số lượng NST bằng nhau và giống với tế bào mẹ ban đầu.

Hôm trước chúng ta cũng đã học quá trình nguyên phân xảy ra gồm 4 kỳ: Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối. Trước khi xảy ra 4 kỳ này thì tế bào có bước vào 1 kỳ được gọi là kỳ trung gian (kỳ trung gian gồm 3 pha: Pha G1, pha S và pha G2) tại pha S NST nhân đôi và bước vào các kỳ trong quá trình nguyên phân.

Các em cần phải nhớ được sơ đồ trên bởi nếu nhớ được sơ đồ thì sau này khi gặp các dạng bài tập như sau các em sẽ dễ dàng trả lời được.

Dạng 1: Xác định số lượng NST trong các kỳ nguyên phân:

Ví dụ: Cho 1 loài có bộ NST 2n = 6. Xác định số lượng và đặc điểm NST ở kỳ giữa và kỳ sau

Giải: 2n = 6

- Kỳ giữa (NP): số lượng NST 2n = 6 (kép)

-  Kỳ sau (NP): số lượng NST 2n = 8 (đơn)

Dạng 2: Xác định số tế bào con tạo ra:

Gọi k là số đợt NP:

* Nếu có 1 tb mẹ ban đầu qua k lần nguyên phân

\(\Rightarrow \sum tb \ con = 2^k\) 

* Nếu có A tế bào ban đầu:

\(\Rightarrow \sum tb \ con = A. 2^k\)

Dạng 3: Xác định số NST trong tb con:

Giả sử 1 loài có bộ NST 2n 

* Nếu có 1 tb mẹ qua k đợt nguyên phân:

\(\sum NST \tb \ con = 2^k.2n\)

* Nếu có A tế bào mẹ qua k đợt nguyên phân:

\(\sum NST \tb \ con = A.2^k.2n\)

Dạng 4: Xác định số NST môi trường cung cấp

* Nếu có A tế bào qua k đợt nguyên phân:

\(\rightarrow \sum NST\ trong \ tb \ con = A.2^k.2n\)

* Số NST trong tế bào ban đầu A.2n

⇒ Số NST môi trường cung cấp = A.2n.2k - A.2n

                                                = A.2n(2k - 1)

Dạng 5: Xác định số NST mới hoàn toàn trong tế bào con:

\(\sum\) NST trong tb con: A.2n.2k

\(\sum\) NST trong tb mẹ: A.2n.2

⇒ NST mới hoàn toàn: A.2n.2k A.2n.2

                                = A.2n(2k - 2)

Ví dụ 1: Có 1 nhóm tế bào sinh dưỡng đang nguyên phân. Trong số đó có: ¼ tế bào nguyên phân 2 đợt. Số tế bào còn lại qua 5 đợt nguyên phân. Tổng tế bào con tạo ra 100. Tính số tế bào con tạo ra từ mỗi nhóm tế bào?

Giải:

Gọi x là số tế bào ban đầu

Số tế bào con tạo ra từ ¼ tế bào: \(\frac{1}{4}x.2^2 = x\)
Số tế bào con tạo ra từ nhóm tế bào còn lại: \((1- \frac{1}{4})x.2^5= \frac{3}{4}.32 = 24x\)
Ta có: x + 24x =100 ⇒ x = 4

Vậy số tb con tạo ra từ mỗi nhóm tế bào:

Từ ¼ tế bào: 4 (tb con)

Từ nhóm tb còn lại: 24.4 = 96 (tb con)

Ví dụ 2: Ở ngô (2n = 24)có 1 tb sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 1 số lần.

a) Lần nguyên phân thứ 2 có bao nhiêu crômatid ở kỳ giữa trong tất cả tế bào?

b) Sau 6 lần nguyên phân liên tiếp sẽ tạo ra số tế bèo con có bao nhiêu NST?

Giải:

a) 

\(\sum cromatid = 2.24.2=96\)

\(b) \ \sum NST \ tb \ con = 1.2n.2^k=24.2.2^6=1536\)

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Sinh học năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 7 bài học Chuyên đề 1: Di truyền cấp độ phân tử
 Giáo viên:
25
00:18:44 Bài 2: Đột biến gen
Hỏi đáp
26
27
00:23:47 Bài 4: Đột biến cấu trúc NST
Hỏi đáp
15 Bài tập
28
00:11:44 Bài 5: Đột biến số lượng NST
Hỏi đáp
10 Bài tập
29
30
Kiểm tra: Đề thi online Chuyên đề Biến dị
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi