GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài Di truyền ngoài nhân này các em cần:
- Nêu được ý nghĩa của Di truyền ngoài nhân
- Trình bày được đặc điểm của di truyền ngoài NST (di truyền ở ti thể và lục lạp)
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của gen trên NST thường và NST giới tính
NỘI DUNG BÀI HỌC
Chào tất cả các em! Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đến với một nội dung trong Chuyên đề 4 của chương trình Luyện thi THPT Quốc gia. Hôm trước thầy đã hướng dẫn chúng ta về phương pháp giải bài tập quy luật di truyền liên kết giới tính, buổi hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một quy luật mới đó là quy luật Di truyền ngoài nhân.
Chúng ta tìm hiểu xem quá trình Di truyền ngoài nhân có giống với những quy luật mà chúng ta đã học hay không? Đầu tiên để tìm hiểu quy luật này thầy sẽ cho chúng ta thấy thí nghiệm sau.
1. Thí nghệm:
Khi lai 2 giống lúa mì:
* Phép lai thuận:
P: ♀ Lúa xanh lục x ♂ lúa xanh nhạt
F1: 100% lúa xanh lục
* Phép lai nghịch:
P: ♀ Lúa xanh nhạt x ♂ lúa xanh lục
F1: 100% lúa xanh nhạt
2. Giải thích:
* Lai thuận:
* Lai nghịch:
⇒ Màu sắc lúa mì do tế bào chất quy định → Cá thể con sinh ra mang các đặc điểm của tế bào mẹ → Di truyền theo dòng mẹ (Di truyền ngoài nhân)
3. Cơ sở tế bào học:
- Giao tử đực chỉ truyền cho con nhân mà không truyền tế bào chất.
- Giao tử cái vừa truyền cho con nhân vừa truyền tế bào chất
→ tế bào chất có các gen quy định 1 số tính trạng → truyền tế bào con.
4. Các gen ngoài nhân (gen ngoài NST):
. Gen ngoài nhân có trong các bào quan: Ti thể, lục lạp hay plasmit (vi khuẩn).
. Đặc điểm gen ngoài nhân:
- Bộ gen đơn giản: Số lượng gen ít
- ADN dạng vòng
- Không có mang bao (trần)