GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Kiến thức căn bản của bài Đột biến số lượng NST mà các em nắm được sau bài giảng này là:
- Trình bày được nguyên nhân, các dạng, cơ chế hình thành, hậu quả và vai trò của lệch bội.
- Phân biệt tự đa bội và dị đa bội, cơ chế hình thành đa bội.
- Nêu được hậu quả và vai trò của đa bội thể.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Chào tất cả các em! Hôm trước chúng ta đã đi xong nội dung thứ nhất của phần Đột biến NST, chúng ta đã tìm hiểu NST được thay đổi về cấu trúc đó là ở bài Đột biến cấu trúc NST. Bài hôm nay chúng ta cũng đi tìm hiểu một sự thay đổi khác về NST nhưng lần này là thay đổi về số lượng NST.
Trong bài học hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về các loại đột biến liên quan đến số lượng NST và gây ra hậu quả gì?
1. Khái niệm:
Hiện tượng số lượng NST của 1 hoặc 1 số cặp hay toàn bộ NST bị thay đổi (tăng hoặc giảm)
* Phân loại:
1. Đột biến dị bội:
* Khái niệm: Là hiện tượng mà 1 hay 1 số cặp NST có thể tăng hay giảm
* Phân loại dị bội:
* Nguyên nhân:
Do các tác nhân gây đột biến (trong và ngoài)
* Cơ chế phát sinh:
→ Thể khảm
- Trong giảm phân + thụ tinh
Ví dụ:
P: ♂ (2n) x ♀ (2n)
GP: n \(\downarrow\) n
F1: 2n
→ Khi xảy ra rối loạn giảm phân
P: ♂ (2n) x ♀ (2n)
GP: n +1, 0 \(\downarrow\) n
F1: 2n + 1 (tam nhiễm)
+ Nguyên phân:
* Hậu quả:
Ví dụ:
- Nếu cá thể có 3 NST 21 → ung thư máu
* Ý nghĩa: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa, chọn giống,...
2. Đột biến đa bội:
* Khái niệm:
Bình thường bộ NST của tế bào n hoặc 2n, trong thực tế ta cũng có thể gặp những tế bào có bộ NST: 3n; 4n; 5n;..→ đa bội
⇒ Hiện tượng đa bội: Tế bào hay cơ thể có bộ NST tăng lên bội số của n nhưng lớn hơn 2n
⇒ Thể đa bội được hình thành từ cùng 1 nguồn (tự đa bội) hoặc thể đa bội được hình thành từ những nguồn khác nhau → dị đa bội