Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Trong chăn nuôi và trồng trọt thì giống vật nuôi và cây trồng rất quan trọng, công tác chọn giống luôn được đặt lên hàng đầu.  Để chọn giống thì cần có nguyên liệu chọn lọc. Vậy nguyên liệu chọn lọc là gì? Mời các em cùng tìm hiểu thông qua nội dung video bài giảng Chọn giống vật nuôi cây trồng. 

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Giới thiệu về nguồn gen tự nhiên và nguồn gen nhân tạo

1.1. Nguồn gen tự nhiên

* Khái niệm: Nguồn gen tự nhiên là tập hợp các giống vật nuôi, cây trồng có sẵn trong tự nhiên của một vùng miền nào đó.

  • Ví dụ:
    • Các chủng giống ở một địa phương hay các dạng vật nuôi, cây trồng ở trung tâm phát sinh giống.
    • Các chủng giống này mang các đặc điểm thích nghi với điều kiện và môi trường sống của địa phương đó.

1.2. Nguồn gen nhân tạo

* Khái niệm: Nguồn gen nhân tạo là tập hợp các tổ hợp gen về giống vật nuôi và cây trồng phát sinh trong quá trình lai tạo của con người.

  • Ví dụ: Là các tổ hợp gen được lưu giữ trong các trung tâm tạo giống.

Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) mỗi năm nhận được khoảng 60000 tổ hợp gen mới về các giống lúa, cung cấp cho các giống lúa cho các quốc gia trên thế giới.

2. Chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Biến dị tổ hợp là biến dị xuất hiện do sự tổ hợp của những tính trạng có sẵn ở đời bố mẹ.

Phương pháp cơ bản tạo nguồn biến dị tổ hợp là phương pháp lai giống.

2.1. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

* Cách tiến hành:

  • Bước 1: Chọn các dòng thuần chủng khác nhau
  • Bước 2:  Lai các dòng thuần để tạo tổ hợp gen mong muốn dựa trên kiểu hình.
  • Bước 3: Cho các tổ hợp gen đã lựa chọn tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo dòng thuần chủng.

* Cơ chế tạo biến dị tổ hợp

  • Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh.
  • Do hiện tượng hoán vị gen.

Ví dụ: Lai hai giống lúa thuần chủng thân cao, chín sớm và thân thấp, chín muộn.

Pt/c: Cao, sớm    x    thấp, muộn

            AABB                 aabb

F1: 100% AABB (cao, sớm)

F2: 9 cao, sớm : 3 cao, muộn :  3 thấp, sớm : 1 thấp, muộn.

         9A-B-             3A-bb              3aaB-            1aabb

Ta chọn biến dị thấp, sớm, tự thụ để tạo ra dòng thuần, sử dụng làm giống.

2.2. Tạo giống lai có ưu thế lai cao

* Khái niệm: Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, chất lượng, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với các sạng bố mẹ.

* Giải thích:

Giả thuyết siêu trội: Con lai khi lai hai hoặc nhiều dòng thuần khác nhau thì con lai ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen tốt hơn so với các dạng bố mẹ ở trạng thái đồng hợp.

AABBdd < AaBbDd > aabbDD

Có sự tương tác giữa các gen cùng alen.

* Phương pháp tiến hành: Lai khác dòng (phương pháp cơ bản)

  • Bước 1: Chọn các dòng thuần chủng khác nhau
  • Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác nhau tạo con lai có ưu thế lai cao dùng vào mục đích kinh tế.

* Lưu ý:

  • Tiến hành phép lai thuận nghịch.
  • Tiến hành lai khác dòng đơn hoặc lai khác dòng kép.
  • Con lai có ưu thế lai cao chỉ dùng để nuôi lấy sản phẩm, không dùng làm giống.
Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Sinh học năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 7 bài học Chuyên đề 1: Di truyền cấp độ phân tử
 Giáo viên:
25
00:18:44 Bài 2: Đột biến gen
Hỏi đáp
26
27
00:23:47 Bài 4: Đột biến cấu trúc NST
Hỏi đáp
15 Bài tập
28
00:11:44 Bài 5: Đột biến số lượng NST
Hỏi đáp
10 Bài tập
29
30
Kiểm tra: Đề thi online Chuyên đề Biến dị
0 Hỏi đáp
45 phút
30 Câu hỏi