GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản và nâng cao về Lũy thừa. Thứ tự thực hiện phép tính:
- Đinh nghĩa lũy thừa, một số công thức tính lũy thừa
- Thứ tự thực hiện các phép tính
- Một số bài tập nâng cao
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. LÝ THUYẾT VÀ VÍ DỤ
1. Lũy thừa
a. Định nghĩa:
a là cơ số, n là số mũ
b. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số: \({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\)
c. Chia hai lũy thừa cùng cơ số: \({a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\,\,\left( {a \ne 0} \right)\)
Qui ước: \({a^1} = a;\,\,{a^0} = 1\,\,\left( {a \ne 0} \right)\)
VD: Viết các kết quả của các phép tính dưới dạng lũy thừa:
\(a.\,\,{5^{49}}{.5^7}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,b.\,\,\,{7^{28}}:{7^{15}}\)
Hướng dẫn:
\(\begin{array}{l}
a.\,\,{5^{49}}{.5^7} = {5^{49 + 7}} = {5^{56}}\\
b.\,\,\,{7^{28}}:{7^{15}} = {7^{28 - 15}} = {7^{13}}
\end{array}\)
2. Thứ tự thực hiện các phép tính
a. Biểu thức không có dấu ngoặc: Lũy thừa ---> Nhân, chia---> Cộng, trừ
b Biểu thức có dấu ngoặc: \( (\,\,) \to {\rm{[}}\,\,{\rm{]}} \to {\rm{\{ }}\,\,\,{\rm{\} }}\)
VD: Thực hiện phép tính:
a. \(54 + {2^4}:{2^3} - 30:5\)
b. \(2\left\{ {100:\left[ {25 - {{\left( {5 - 3} \right)}^2} - {1^7}} \right]} \right\}\)
Giải:
a.
\(\begin{array}{l}
54 + {2^4}:{2^3} - 30:5\\
= 54 + 2 - 6\\
= 56 - 6 = 50
\end{array}\)
b.
\(\begin{array}{l}
2\left\{ {100:\left[ {25 - {{\left( {5 - 3} \right)}^2} - {1^7}} \right]} \right\}\\
= 2\left\{ {100:\left[ {25 - {2^2} - {1^7}} \right]} \right\}\\
= 2\left\{ {100:\left[ {25 - 4 - 1} \right]} \right\}\\
= 2\left\{ {100:20} \right\}\\
= 2.5 = 10
\end{array}\)
B. MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO