GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản và nâng cao về Ước và bội. Số nguyên tố và hợp số:
- Khái niệm ước số và bội số
- Khái niệm số nguyên tố và hợp số
- Một số bài tập nâng cao
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. LÝ THUYẾT VÀ VÍ DỤ
1. Ước và bội
- Nếu ta có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì a gọi là bội của b, còn b gọi là ước của a
- Tập hợp các bội của a kí hiệu là B(a)
Tập hợp các ước của a kí hiệu là Ư(a)
VD1:
a. Tìm các bội của 10
b. Tìm các ước của 10
Giải
a. \(B\left( {10} \right) = \left\{ {0;10;20;30;...} \right\}\)
b. \(U\left( {10} \right) = \left\{ {1;2;5;10} \right\}\)
2. Số nguyên tố, hợp số
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 và chỉ có hai ước là 1 và chính nó
- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn 2 ước
* Chú ý: Số 0 và số 1 không phải là số nguyên tố và cũng không phải là hợp số
VD2: Kí hiệu P là tập hợp các số nguyên tố. Viết \( \in ; \notin \) thích hợp vào chỗ trống:
633...P
11...P
605...P
B. MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO