GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản và nâng cao về Ước chung và bội chung
- Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- Khái niệm ước chung, bội chung
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. LÍ THUYẾT VÀ VÍ DỤ
1. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng tích các số nguyên tố
Số m = ax có x+1 ước
Số \(m = {a^x}{b^y}{c^z}\) có (x+1)(y+1)(z+1) ước (a, b, c là các số nguyên tố)
VD1: Phân tích số 2100 ra thừa số nguyên tố
Giải:
Vậy \(2100 = {2^2}{.3.5^2}.7\)
2. Ước chung và bội chung:
a) Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó
\(x \in UC\left( {a;b;c} \right)\) nếu \(a \vdots x,b \vdots x,c \vdots x\)
b) Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó
\(x \in BC\left( {a;b;c} \right)\) NẾU \(x \vdots a,x \vdots b,x \vdots c\)
VD2: Điền \( \in , \notin \) thích hợp vào chỗ trống
\(\begin{array}{l}
12...UC\left( {24;36} \right)\\
30...UC\left( {10;3} \right)\\
50...BC\left( {25;10;5} \right)\\
48...UC\left( {24;48;12} \right)
\end{array}\)
B. MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO