Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Phần đọc hiểu văn bản là phần không thể thiếu trong các đề thi, đề kiểm tra môn Ngữ Văn. Phần này chiếm đến 3 điểm trong tổng số điểm bài thi của các em. Bài học này sẽ đưa ra một số đề đọc hiểu và hướng dẫn các em giải, nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng làm bài phần đọc hiểu trong đề thi.

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

 “Cái nghèo có muôn vàn bộ mặt. Những hệ quả nó tạo ra có muôn hình vạn trạng mà chính sách không thể nắm bắt hết được. Chúng ta chỉ có một “chuẩn nghèo chính sách” - được đo đếm bằng mức sống tối thiểu - chứ các cơ quan chức năng không thể đo đếm nỗi niềm của một đứa trẻ con trước manh áo mới, nghĩ đến xà phòng giặt, nghĩ đến sự xấu hổ trước bạn bè, nghĩ đến đủ loại bi kịch tinh thần của lũ trẻ.”

                                                                                                (Nguyễn Đức Hoàng).

a.. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
b. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
c. Xác định thao tác lập luận của văn bản.

- Phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Phương thức biểu đạt nghị luận.
- Thao tác lập luận bình luậnàng.

2. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

        “Gặp em trên cao lộng gió 

        Rừng lạ ào ào lá đỏ

        Em đứng bên đường như quê hương 

        Vai ác bạc quàng súng trường.

       

        Ðoàn quân vẫn đi vội vã 

        Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa. 

       Chào em, em gái tiền phương 

       Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn. 

       Em vẫy cười đôi mắt trong”.                                      

                                  (“Lá đỏ” - Nguyễn Đình Thi)

a. Xác định phong cách ngôn ngữ và thể thơ của văn bản.
b. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
c. Tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ trong văn bản.

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Thể thơ tự do.
- Phương thức biểu đạt biểu cảm, miêu tả.
- Các biện pháp nghệ thuật tu từ:

+ Ẩn dụ

+ So sánh

3. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

"...Ôi những đêm xưa, tối mịt mùng

 Con nằm bên mẹ, ấm tròn lưng

 Ngoài hiên nghe tiếng giày đi rỏn 

Mẹ bấm con im: Chúng nó lùng

 
Con hỏi vì sao chúng nó tìm

Tìm ai, con hỏi, mẹ rằng: Im! 

Mẹ ơi, đời mẹ buồn lo mãi 

Thắt ruột mòn gan, héo cả tim ...”

                           ("Quê mẹ” – Tố Hữu)

a . Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.  

b. Tìm những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ.

- Phương thức biểu đạt biểu cảm và tự sự.

- Các biện pháp nghệ thuật tu từ:

+ Điệp từ.

+ Ẩn dụ

4. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn sau:

 “…Đã bao giờ các em suy nghĩ một cách nghiêm túc để trả lời đúng đắn cho một câu hỏi có vẻ tầm thường sau: “Hàng ngày chúng ta đến trường để học cái gì?”. Phần lớn các em đều nhanh chóng có câu trả lời: “Học những điều có trong sách vở, cụ thể nhất là trong sách giáo khoa”. Chính vì thế mà người ta hay nói: “Cắp sách đến trường. Thầy năm nay đã 79 tuổi, thầy cũng được “cắp sách đến trường” liên tục từ cấp 1, cấp 2, cấp 3 rồi đại học, sau đại học, nghiên cứu sinh và lấy bằng Tiến sĩ. Và bây giờ, khi nhìn lại cuộc đời đã qua của mình, thầy phải thừa nhận rằng những điều mình đã được học ở trường thực sự ra không phải là toàn những “bảo bối” và cũng không phải những “cẩm nang kỳ diệu” giúp cho thầy bước vào cuộc sống đời thường, một thực tế rất sôi động, đầy cơ hội và cạm bẫy…, trong đó cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác nhiều khi khó phân định được rõ ràng. Bởi vì hồi bấy giờ, nhà trường chỉ truyền thụ những kiến thức thuần túy sách vở, ít gắn liền với đời sống xã hội ngoài nhà trường.…”

                                                                                    (Trích bài phát biểu của thầy Văn Như Cương.)         

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt + chính luận.

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Ngữ văn năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 2 bài học Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)

Ở chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn học hiện đại Việt Nam ở giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Chuyên đề được thiết kế theo trình tự các tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 12 (kể cả các tác phẩm văn học nước ngoài). Đến với khóa học H2, chuyên đề 1, ngoài việc được thầy cô giảng dạy và cung cấp đầy đủ tài liệu cho phần nội dung quan trọng của các tác phẩm, các em cũng sẽ được tìm hiểu một cách chi tiết các tác phẩm nước ngoài, tìm hiểu về các tác gia nổi tiếng trên thế giới cũng như nền văn học tiến bộ của nhân loại (mà hầu hết các thầy cô giáo trên trường ít chú trọng và có thể bỏ qua).
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 2: Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản

Để làm tốt phần đọc hiểu văn bản, đòi hỏi phải có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Vì vậy, học sinh cần phải được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức, kĩ năng để phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Chuyên đề này sẽ tập trung vào những kiến thức trọng tâm, những lưu ý khi làm dạng bài đọc hiểu, giúp các em có thể lấy trọn vẹn 3 điểm.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 3: Kỹ năng làm bài văn, đoạn văn Nghị luận xã hội

Phần NLXH là phần không thể thiếu trong các đề thi môn Ngữ Văn. NLXH cũng là phần quá đỗi quen thuộc đối với các thí sinh. Tuy nhiên, các em thường khó lấy trọn vẹn điểm, bởi phần lớn các em không xác định đầy đủ luận điểm để nghị luận. Chuyên đề này sẽ hướng dẫn các em kĩ năng làm bài văn và đoạn văn NLXH.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 4: Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học

Nghị luận văn học là một phần không thể thiếu các đề thi môn Ngữ văn. Thế nhưng, các em vẫn còn gặp khó khăn trong việc phân tích các đề nghị luận văn học. Với chuyên đề này, các em sẽ được trang bị một số kỹ năng và lưu ý cần thiết, được củng cố lại kiến thức văn học qua từng dạng đề, vận dụng trực tiếp để giải quyết đề bài một cách linh hoạt, đạt được điểm số cao.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 5: Ôn tập chương trình Ngữ văn lớp 11

Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, nội dung chương trình 11 chiếm khoảng 15-20% tổng số điểm. Việc trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng sẽ giúp các em tự tin hoàn thành bài thi của mình. Chuyên đề này giúp các em hệ thống hóa lại các kiến thức trọng điểm Ngữ văn lớp 11 thông qua các tác phẩm tiêu biểu.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ
52
Bài 1
Hỏi đáp
53
Bài 2
Hỏi đáp
54
Bài 3
Hỏi đáp
55
Bài 4
Hỏi đáp
56
Bài 5
Hỏi đáp
57
Bài 6
Hỏi đáp
58
Bài 7
Hỏi đáp
59
Bài 8
Hỏi đáp
60
Bài 9
Hỏi đáp
61
Bài 10
Hỏi đáp