Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Phần đọc hiểu văn bản là phần không thể thiếu trong các đề thi, đề kiểm tra môn Ngữ Văn. Phần này chiếm đến 3 điểm trong tổng số điểm bài thi của các em. Bài học này sẽ đưa ra một số đề đọc hiểu và hướng dẫn các em giải, nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng làm bài phần đọc hiểu trong đề thi.

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Thế kỷ 20 đã dạy cho tất cả chúng ta, không chỉ Việt Nam một trật tự quốc tế và an ninh chung phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta xây dựng thông lệ chung tất cả quốc gia đều là quốc gia có chủ quyền, dù lớn hay nhỏ phải được tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ. Các nước lớn không được bắt nạt các nước nhỏ hơn, việc giải quyết các tranh chấp cần tiến hành hòa bình. Các thể chế như ASEAN và cấp cao Đông Á cần được củng cố. Đó là điều mà chúng tôi tin tưởng và ủng hộ.”

                                                                                                           (Bài phát biểu của tổng thống Obama).

a. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
b. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
c. Xác định thao tác lập luận của văn bản.

- Phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Phương thức biểu đạt nghị luận.
- Thao tác lập luận bình luận và chứng minh.

2. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

         “…Chị bây giờ... nói thế nào?

 Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang

         Chị từ lỡ bước sang ngang

 Trời dông bão giữa tràng giang lật thuyền

        Xuôi dòng nước chảy liên miên

 Đưa thân thế chị tới miền đau thương

        Mười năm gối hận bên giường

 Mười năm nước mắt bữa thường thay canh

        Mười năm đưa đám một mình

 Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên

        Mười năm lòng lạnh như tiền

 Tim đi hết máu mà duyên không về …”

                                       (“Lỡ bước sang ngang – Nguyễn Bính)

a. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
b. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
c. Tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ trong văn bản.

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Phương thức biểu đạt biểu cảm.
- Các biện pháp nghệ thuật tu từ:

+ Câu hỏi tu từ

+ Ẩn dụ

+ Điệp cấu trúc

3. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

"...Biết trẻ con khao khát

Chuyện ngày xưa, ngày sau

 Không hiểu là từ đâu

 Mà bà về ở đó

 Kể cho bao chuyện cổ

 Chuyện con cóc, nàng tiên 

Chuyện cô Tấm ở hiền

 Thằng Lý Thông ở ác...

 Mái tóc bà thì bạc

 Con mắt bà thì vui 

Bà kể đến suốt đời 

Cũng không sao hết chuyện ...”

                           ("Chuyện cổ tích về loài người” – Xuân Quỳnh)

a . Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.  

b. Tìm những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ.

- Phương thức biểu đạt biểu cảm và tự sự.

- Các biện pháp nghệ thuật tu từ:

+ Điệp cấu trúc, điệp từ.

+ Liệt kê

+ Ẩn dụ

4. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn sau:

 “…Giờ đang là giao thừa. Từ trên đây, chúng tôi có thể ngắm nhìn cả trái đất. Ngắm nhìn những chùm pháo hoa lộng lẫy bung nở trong màn đêm và lắng nghe tiếng chuông ngân vang. Dưới đó là những mảng màu tương phản. Có những nơi rực rỡ trong ánh sáng, lại có những mảng tối im lìm đâu đó. Tiếng chuông lẫn trong tiếng súng, hạnh phúc ở cùng với bất hạnh, thù hận đi liền với tình yêu… Chao ôi, cuộc sống nơi trần thế! Giờ thì tất cả đã quá xa vời…”

                                                         (Trích bức thư đạt giải nhất thi viết thư UPU của em Nguyễn Thị Thu Trang)         

- Phương thức biểu đạt miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Ngữ văn năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 2 bài học Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)

Ở chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn học hiện đại Việt Nam ở giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Chuyên đề được thiết kế theo trình tự các tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 12 (kể cả các tác phẩm văn học nước ngoài). Đến với khóa học H2, chuyên đề 1, ngoài việc được thầy cô giảng dạy và cung cấp đầy đủ tài liệu cho phần nội dung quan trọng của các tác phẩm, các em cũng sẽ được tìm hiểu một cách chi tiết các tác phẩm nước ngoài, tìm hiểu về các tác gia nổi tiếng trên thế giới cũng như nền văn học tiến bộ của nhân loại (mà hầu hết các thầy cô giáo trên trường ít chú trọng và có thể bỏ qua).
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 2: Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản

Để làm tốt phần đọc hiểu văn bản, đòi hỏi phải có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Vì vậy, học sinh cần phải được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức, kĩ năng để phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Chuyên đề này sẽ tập trung vào những kiến thức trọng tâm, những lưu ý khi làm dạng bài đọc hiểu, giúp các em có thể lấy trọn vẹn 3 điểm.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 3: Kỹ năng làm bài văn, đoạn văn Nghị luận xã hội

Phần NLXH là phần không thể thiếu trong các đề thi môn Ngữ Văn. NLXH cũng là phần quá đỗi quen thuộc đối với các thí sinh. Tuy nhiên, các em thường khó lấy trọn vẹn điểm, bởi phần lớn các em không xác định đầy đủ luận điểm để nghị luận. Chuyên đề này sẽ hướng dẫn các em kĩ năng làm bài văn và đoạn văn NLXH.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 4: Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học

Nghị luận văn học là một phần không thể thiếu các đề thi môn Ngữ văn. Thế nhưng, các em vẫn còn gặp khó khăn trong việc phân tích các đề nghị luận văn học. Với chuyên đề này, các em sẽ được trang bị một số kỹ năng và lưu ý cần thiết, được củng cố lại kiến thức văn học qua từng dạng đề, vận dụng trực tiếp để giải quyết đề bài một cách linh hoạt, đạt được điểm số cao.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 5: Ôn tập chương trình Ngữ văn lớp 11

Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, nội dung chương trình 11 chiếm khoảng 15-20% tổng số điểm. Việc trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng sẽ giúp các em tự tin hoàn thành bài thi của mình. Chuyên đề này giúp các em hệ thống hóa lại các kiến thức trọng điểm Ngữ văn lớp 11 thông qua các tác phẩm tiêu biểu.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ
52
Bài 1
Hỏi đáp
53
Bài 2
Hỏi đáp
54
Bài 3
Hỏi đáp
55
Bài 4
Hỏi đáp
56
Bài 5
Hỏi đáp
57
Bài 6
Hỏi đáp
58
Bài 7
Hỏi đáp
59
Bài 8
Hỏi đáp
60
Bài 9
Hỏi đáp
61
Bài 10
Hỏi đáp