Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Phần 1: tác giả Tố Hữu

  • Vài nét về tiểu sử
  • Đường cách mạng, đường thơ
  • Phong cách thơ Tố Hữu

Phần 2: bài thơ “Việt Bắc"

  • Hoàn cảnh ra đời
  • Giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung tư tưởng

NỘI DUNG BÀI HỌC

PHẦN 1: TÁC GIẢ TỐ HỮU

I. Vài nét về tiểu sử

- Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.

- Quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Tố Hữu tham gia cách mạng từ khi còn trẻ, năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương.

- Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ và cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

II. Đường cách mạng, đường thơ

Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Ở Tố Hữu, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

1-“Từ ấy” (1937-1946): đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên đi theo Đảng. Tập thơ gồm ba phần “Máu lửa”, “Xiềng xích” và “Giải phóng”.

2- “Việt Bắc” (1946-1954): Tập thơ là tiếng ca hùng tráng về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến, trước hết là công, nông, binh, họ là những người lao động bình thường và cũng rất anh hùng.

3- “Gió lộng” (1955-1961): Tập thơ phản ánh cuộc sống mới ở miền Bắc tràn đầy sức sống và niềm vui xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tập thơ còn thể hiện tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam.

4- Hai tập thơ “Ra trận” (1962-1971) ,“Máu và hoa” (1972-1977): “Ra trận” là bản hùng ca về “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”. “Máu và hoa” ghi lại một chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh; thể hiện niềm tin, niềm tự hào của con người Việt Nam về quê hương đất nước khi “toàn thắng về ta”.

5-“Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999): đánh dấu bước chuyển biến mới, tìm đến những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người. Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lí tưởng  và cách mạng.

III. Phong cách thơ tố hữu

1. Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.

Thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và của cả dân tộc. Cái tôi trong thơ Tố Hữu là cái tôi nhân danh Đảng, cộng đồng dân tộc.

Tình cảm lớn là niềm say mê lí tưởng, tình cảm kính yêu lãnh tụ, tình cảm đồng bào, đồng chí, tình cảm quốc tế vô sản.

Niềm vui lớn trong thơ Tố Hữu là niềm vui của toàn dân tộc: sôi nổi, hân hoan, tươi sáng, đặc biệt là những vần thơ về chiến thắng.

2. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi

Nhà thơ coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là nguồn cảm hứng, thể hiện những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính toàn dân.

Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại.

3. Giọng điệu trong thơ Tố Hữu là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến.

4.  Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang  tính dân tộc rất đậm đà:

Về thể loại, Tố Hữu đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc: lục bát, song thất lục bát, bảy chữ…

Về ngôn ngữ, Tố Hữu thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc.

Thơ Tố Hữu giàu nhạc điệu, phong phú về vần và sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ. 

PHẦN 2: BÀI THƠ  “VIỆT BẮC”:                                      

I. Hoàn cảnh ra đời

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7-1954, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra.

Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy,  Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.

II. Giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung tư tưởng:

“Việt Bắc” là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến và con người kháng chiến. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian - tất cả đã góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của nhà thơ: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Ngữ văn năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 2 bài học Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)

Ở chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn học hiện đại Việt Nam ở giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Chuyên đề được thiết kế theo trình tự các tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 12 (kể cả các tác phẩm văn học nước ngoài). Đến với khóa học H2, chuyên đề 1, ngoài việc được thầy cô giảng dạy và cung cấp đầy đủ tài liệu cho phần nội dung quan trọng của các tác phẩm, các em cũng sẽ được tìm hiểu một cách chi tiết các tác phẩm nước ngoài, tìm hiểu về các tác gia nổi tiếng trên thế giới cũng như nền văn học tiến bộ của nhân loại (mà hầu hết các thầy cô giáo trên trường ít chú trọng và có thể bỏ qua).
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 2: Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản

Để làm tốt phần đọc hiểu văn bản, đòi hỏi phải có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Vì vậy, học sinh cần phải được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức, kĩ năng để phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Chuyên đề này sẽ tập trung vào những kiến thức trọng tâm, những lưu ý khi làm dạng bài đọc hiểu, giúp các em có thể lấy trọn vẹn 3 điểm.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 3: Kỹ năng làm bài văn, đoạn văn Nghị luận xã hội

Phần NLXH là phần không thể thiếu trong các đề thi môn Ngữ Văn. NLXH cũng là phần quá đỗi quen thuộc đối với các thí sinh. Tuy nhiên, các em thường khó lấy trọn vẹn điểm, bởi phần lớn các em không xác định đầy đủ luận điểm để nghị luận. Chuyên đề này sẽ hướng dẫn các em kĩ năng làm bài văn và đoạn văn NLXH.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 4: Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học

Nghị luận văn học là một phần không thể thiếu các đề thi môn Ngữ văn. Thế nhưng, các em vẫn còn gặp khó khăn trong việc phân tích các đề nghị luận văn học. Với chuyên đề này, các em sẽ được trang bị một số kỹ năng và lưu ý cần thiết, được củng cố lại kiến thức văn học qua từng dạng đề, vận dụng trực tiếp để giải quyết đề bài một cách linh hoạt, đạt được điểm số cao.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 5: Ôn tập chương trình Ngữ văn lớp 11

Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, nội dung chương trình 11 chiếm khoảng 15-20% tổng số điểm. Việc trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng sẽ giúp các em tự tin hoàn thành bài thi của mình. Chuyên đề này giúp các em hệ thống hóa lại các kiến thức trọng điểm Ngữ văn lớp 11 thông qua các tác phẩm tiêu biểu.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ
52
Bài 1
Hỏi đáp
53
Bài 2
Hỏi đáp
54
Bài 3
Hỏi đáp
55
Bài 4
Hỏi đáp
56
Bài 5
Hỏi đáp
57
Bài 6
Hỏi đáp
58
Bài 7
Hỏi đáp
59
Bài 8
Hỏi đáp
60
Bài 9
Hỏi đáp
61
Bài 10
Hỏi đáp