Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Tìm hiểu tác phẩm qua:

1. Tìm hiểu chung

  • Tác giả Tô Hoài
  • Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

2. Đọc hiểu tác phẩm

  • Nhân vật Mị
  • Nhân vật A Phủ.

3. Tổng kết

  • Giá trị nội dung
  • Giá trị nghệ thuật

NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Tô Hoài:

- Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 trong một gia đình thợ dệt thủ công ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (quê ngoại), nay là phường Nghĩa Đô, quận cầu Giấy, Hà Nội. Quê nội của ông ở Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ).

- Thời trai trẻ, ông phải vất vả kiếm sống bằng nhiều nghề như dạy kèm, thợ thủ công, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn… Vốn có năng khiếu văn chương nên Tô Hoài sáng tác rất sớm và được dư luận chú ý ngay từ những tác phẩm đầu tay, nhất là cuốn truyện viết cho thiếu nhi “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

- Năm 1943, Tô Hoài tham gia Hội Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông viết báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc. Sau hơn bảy mươi năm miệt mài lao động nghệ thuật, Tô Hoài đã sáng tác và xuất bản gần 200 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác…

- Do có trình độ hiểu biết sâu rộng và vốn sống phong phú về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước nên sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những tình cảnh của đời thường. Tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có lạ thường. 

- Năm 1996, Tô Hoài được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

2. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”:

- Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” sáng tác năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953), được tặng giải Nhất – giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn đặc sắc có sức lôi cuốn, hấp dẫn thực sự bởi giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thông qua số phận Mị và A Phủ, nhà văn đã dựng lại quãng đời đau khổ, tối tăm của người dân miền núi và phản ánh quá trình đến với cách mạng của họ.

- Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi vợ chồng trẻ người Mông là Mị và A Phủ. Mị bị bắt về làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. A Phủ vì dám đánh A Sử, con trai thống lí nên bị phạt vạ, bị biến thành nô lệ. Cùng cảnh ngộ đau khổ, Mị đã cứu A Phủ. Hai người trốn khỏi nhà Pá Tra, tìm đến tận Phiềng Sa, thành vợ thành chồng, cùng nhau làm cách mạng và xây dựng cuộc đời mới.

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Ngữ văn năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 2 bài học Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)

Ở chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn học hiện đại Việt Nam ở giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Chuyên đề được thiết kế theo trình tự các tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 12 (kể cả các tác phẩm văn học nước ngoài). Đến với khóa học H2, chuyên đề 1, ngoài việc được thầy cô giảng dạy và cung cấp đầy đủ tài liệu cho phần nội dung quan trọng của các tác phẩm, các em cũng sẽ được tìm hiểu một cách chi tiết các tác phẩm nước ngoài, tìm hiểu về các tác gia nổi tiếng trên thế giới cũng như nền văn học tiến bộ của nhân loại (mà hầu hết các thầy cô giáo trên trường ít chú trọng và có thể bỏ qua).
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 2: Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản

Để làm tốt phần đọc hiểu văn bản, đòi hỏi phải có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Vì vậy, học sinh cần phải được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức, kĩ năng để phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Chuyên đề này sẽ tập trung vào những kiến thức trọng tâm, những lưu ý khi làm dạng bài đọc hiểu, giúp các em có thể lấy trọn vẹn 3 điểm.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 3: Kỹ năng làm bài văn, đoạn văn Nghị luận xã hội

Phần NLXH là phần không thể thiếu trong các đề thi môn Ngữ Văn. NLXH cũng là phần quá đỗi quen thuộc đối với các thí sinh. Tuy nhiên, các em thường khó lấy trọn vẹn điểm, bởi phần lớn các em không xác định đầy đủ luận điểm để nghị luận. Chuyên đề này sẽ hướng dẫn các em kĩ năng làm bài văn và đoạn văn NLXH.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 4: Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học

Nghị luận văn học là một phần không thể thiếu các đề thi môn Ngữ văn. Thế nhưng, các em vẫn còn gặp khó khăn trong việc phân tích các đề nghị luận văn học. Với chuyên đề này, các em sẽ được trang bị một số kỹ năng và lưu ý cần thiết, được củng cố lại kiến thức văn học qua từng dạng đề, vận dụng trực tiếp để giải quyết đề bài một cách linh hoạt, đạt được điểm số cao.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 5: Ôn tập chương trình Ngữ văn lớp 11

Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, nội dung chương trình 11 chiếm khoảng 15-20% tổng số điểm. Việc trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng sẽ giúp các em tự tin hoàn thành bài thi của mình. Chuyên đề này giúp các em hệ thống hóa lại các kiến thức trọng điểm Ngữ văn lớp 11 thông qua các tác phẩm tiêu biểu.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ
52
Bài 1
Hỏi đáp
53
Bài 2
Hỏi đáp
54
Bài 3
Hỏi đáp
55
Bài 4
Hỏi đáp
56
Bài 5
Hỏi đáp
57
Bài 6
Hỏi đáp
58
Bài 7
Hỏi đáp
59
Bài 8
Hỏi đáp
60
Bài 9
Hỏi đáp
61
Bài 10
Hỏi đáp