Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây.

Tìm hiểu tác phẩm qua:

I. Tác giả Nguyễn Tuân

II. Tác phẩm "Người lái đò Sông Đà

  • Hình tượng con Sông Đà
  • Hình tượng người lái đò Sông Đà

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Tác giả Nguyễn Tuân

a. Vài nét về tiểu sử:

- Nguyễn Tuân (10/7/1910 – 28/7/1987) quê ở Hà Nội, là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, sở trường về tùy bút và kí, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

- Xuất thân: gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn, đặc biệt là người cha có ảnh hưởng sâu sắc tới cá tính con người và cá tính nghệ thuật Nguyễn Tuân.

2. Con người:

+ Trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc: có những nét riêng biệt.

- Gắn bó với các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc: tiếng mẹ đẻ, kiệt tác văn chương, nhạc điệu hoặc đài các của thể ca trù hoặc dân dã của các điệu hò xứ Quảng…

- Say mê cảnh sắc đẹp của quê hương đất nước.

- Trân trọng những thú chơi tao nhã của trí thức nho gia tài hoa sinh bất phùng thời.

+ Ý thức cá nhân phát triển rất cao:

- Quan niệm viết văn là một hình thức chơi văn độc đáo nhưng đã đẩy việc chơi đến đỉnh cao – chơi một cách nghệ thuật. Viết văn trước hết là để khẳng định cá tính độc đáo của mình.

- Ham du lịch, nâng niềm ham thích này thành lý thuyết “chủ nghĩa xê dịch”, với lối sống tự do, phóng túng, quá khuôn khổ chế độ thuộc địa đương thời.

+ Con người rất mực tài hoa, uyên bác:

- Tuy chỉ viết văn nhưng am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh…

- Biết vận dụng con mắt nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác để tăng cường khả năng quan sát, biểu hiện thế giới của nghệ thuật ngôn từ.

- Sự uyên bác: ham đọc, tạo cho mình vốn tri thức sâu rộng, bề thế, làm giàu chất tài hoa nghệ sĩ, vẽ nên bức tranh đời sống, con người đầy “sinh sắc” ngay cả những nơi mà ông chưa đặt chân tới.

+ Biết quí trọng nghề nghiệp văn chương:

- Quan niệm lao động nghệ thuật là hình thức lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh”.

- Trân trọng nghề viết là trân trọng độc giả, trân trọng chính mình - lòng tự trọng, ý thức giữ gìn nhân cách.của bản thân. (Nhân cách của nhà văn chính là văn cách của anh ta – ý của Trần Dần). Dứt khoát phân biệt nghề văn với thói con buôn vụ lợi (“Nghệ thuật là cái mà bọn con buôn cho là vô ích. Ở đâu có đồng tiền, ở đó cái đẹp không tồn tại” - Nguyễn Tuân).

3. Sự nghiệp sáng tác.

a. Quá trình sáng tác và các đề tài chính

+ Quá trình sáng tác

- Thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng…

- Năm 1938, nhận ra sở trường: tùy bút, bắt đầu có những tác phẩm thành công xuất sắc.

-  Sau cách mạng tháng Tám, vẫn tiếp tục khai thác thế mạnh tuỳ bút và có một số tuỳ bút nổi tiếng: “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”.

+ Những đề tài chính:

- Trước cách mạng: 3 đề tài chính:

• Vẻ đẹp vang bóng một thời 

• Chủ nghĩa xê dịch.

• Đời sống trụy lạc

- Sau cách mạng:

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, chào đón, phục vụ cách mạng nhiệt tình; kiếm tìm vẻ đẹp của non sông; phát hiện chất “vàng mười”, chất ngọc tiềm ẩn trong các tầng lớp nhân dân - những người lao động đang tiến hành xây dựng, chiến đấu và bảo vệ đất nước. Hình tượng nghệ thuật trung tâm: nhân dân, vừa dũng cảm, anh hùng vừa là nghệ sĩ tài hoa

b. Phong cách nghệ thuật:

+ Nhận định chung: gói gọn trong một chữ “ngông”

- Ngông là:

• Một việc làm khác đời, ngược đời, bất bình thường một cách tài hoa để khinh đời, nhạo đời. Ngoài tài hoa, người chơi phải có nhân cách.

• Thường thích những cái độc đáo không giống ai.

- Nguyễn Tuân chơi ngông:

• Bằng văn chương, băn khoăn: viết cái gì cũng phải khác lạ (đề tài, nhân vật, kết cấu, cách hành văn, sáng tạo hình ảnh, dùng từ, đặt câu…), văn khoe tài hoa, uyên bác.

• Cơ sở: Đối lập với môi trường thị dân tầm thường ngày xưa. Truyền thống chơi ngông trong văn chương: Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Tản Đà…

+ Đặc điểm:

- Sự tài hoa, uyên bác.

- Sự thống nhất.

- Sự vận động.

2. Tác phẩm "Người lái đò Sông Đà:

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hình tượng con Sông Đà:

a. Trước hết, con sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả là dòng sông hùng vĩ, hung bạo, dữ dội.

- Đó là cảnh đá bờ sông dựng đứng vách thành: “chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”.

- Đó là “quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy”.

- Lại một đoạn sông khác, trên sông có những cái hút nước xoáy tít “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Có những thuyền đã bị nó hút tụt xuống, thuyền trồng cây chuối ngược rồi vụt biến đi đến mười phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.

- Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng người ta đã bị đe doạ bởi “tiếng thác nước nghe như oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa”.

Trong việc tái hiện lại hình ảnh sông núi Tây Bắc và người lái đò, Nguyễn Tuân đã kết hợp nhiều phương tiện của nhiều ngành nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc… Mọi vật, mọi sự như hiện ra trước mắt ta sừng sững và sinh động. “Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây vẫn ngàn năm mai phục hết lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này… là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược… nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé”.

b. Bên cạnh tính cách hung bạo, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân con sông Đà lại rất trữ tình và thơ mộng, gợi bao cảm xúc làm mê say lòng người.

- "Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.

- Không chỉ đẹp ở hình dáng, sông Đà còn gợi cảm ở màu sắc, mà tác giả đã bao lần dày công quan sát mới nói hết được vẻ độc đáo ấy: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm sông Lô”, "Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa"... Đó là thời điểm cho câu chữ Nguyễn Tuân lai láng chất thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông bằng cái nhìn và tình cảm của một người tự nhận sông Đà như một "cố nhân".

- Đặc biệt là không khí hoang dại, tĩnh lặng, để lột tả không khí nên thơ ấy, Nguyễn Tuân đã tả đàn hươu ngẩng đầu ngơ ngác mơ một tiếng còi sương, và cái nắng tháng ba Đường thi Yên hoa tam nguyệt, gợi tâm sự của người tình nhân chưa quen biết. Lúc này, không thấy đâu con sông Đà diện mạo và tâm địa độc ác, mà chỉ thấy tình cảm của dòng sông đối với con người như một cố nhân, xa thì thấy nhớ thương, gặp lại thì thấy mừng “vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.

- Không gian lắng đọng trong vẻ đẹp của "bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà". Vẻ đẹp ấy như trang nghiêm trong mạch Đường thi cổ điển, vừa lắng đọng hoài vọng về một thuở Lý, Trần,Lê, vừa bâng khuâng cảm giác về sự sống nảy lộc đâm chồi : "Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”

* Nguyễn Tuân đã rất thành công trong việc sử dụng nhiều thuật ngữ của các ngành nghề khác nhau nhằm miêu tả vẻ hùng vĩ, thơ mộng của con sông Đà và mở ra bao liên tưởng độc đáo, bất ngờ trong tâm trí người đọc.

2. Hình tượng người lái đò Sông Đà:

a. Người lái đò hiện lên trước hết là một người chiến sĩ có lòng dũng cảm, gan dạ, kiên cường,  mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa

- Ông đã “Nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá”, kinh nghiệm đũ giang sụng nước, lên thác xuống ghềnh đó khiến cho ụng lỏi đũ dù trong tay chỉ có cây chèo vẫn có thể phá thành vượt ải như một dũng tướng bách chiến bách thắng trong sự nghiệp đấu tranh chống lại  thiên nhiên.

- Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

 - Đó chính là cuộc vựơt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một: “Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó … Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. .. một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn…”

+ Ở trùng vi thứ nhất, sông Đà đã bày binh trùng trùng lớp lớp thạch trận trên sông. Chúng mở ra năm cửa, có bốn cửa tử và một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ bên phía tả ngạn. Ở trùng vi này, người lái đò đã vô cùng bình tĩnh, khéo léo trước con song hung dữ, hai tay giữ chặt mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất là nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng đặng lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt, ông lão vẫn không hề nao núng, bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. “Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất”, người lái đò “phá luôn trùng vi thứ hai”.

 + Ở trùng vi thứ hai, kẻ địch thay chiến thuật, chúng tăng thêm nhiều cửa tử. Cửa sinh bố trí lệch sang phía hữu ngạn, lập lờ, bí hiểm hơn ở trùng vi trước, hòng đánh lừa con thuyền. Nhưng ông đò đã nắm chắc binh pháp của thân sông, thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá. Ông nghĩ "Cưỡi lên thác Sông Đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ". Nắm chặt được cái bờm sóng đúng luồng rồi ông đò ghì cương lái phóng nhanh vào cửa sinh, lái miết một đường chéo con thuyền lướt nhanh, bất ngờ, khiến cả bọn đá thủy quân không kịp trở tay, khiến "Cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đó tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng".

+ Ở trùng vi thứ ba,  ít cửa hơn, bên phải, bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở ngay giữa con thác. Ông đò như một người chỉ huy dày dạn cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó "Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được" Bản hùng ca vượt thác lên đến cao trào. Con thuyền lướt nhanh trên đầu sóng, trên con thuyền vun vút đó chúng ta nhìn rõ hình ảnh người lái đò anh hùng vừa dũng cảm thông minh, vừa thật là tài hoa.

b. Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa.

- Trong “ Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là “tay lái hoa”. Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm chủ được nó nên có tự do.

- Ông lái đò vừa thuộc dòng sông, thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Vì thế, vào trận mạc, ông thật khôn khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầm quân tài ba. Mọi giác quan của ông lão đều hoạt động trong sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác. Xong trận, lúc nào cũng ung dung, thanh thản như chưa từng vượt thác.

- Ở phần vĩ thanh của khúc ca vượt thác, nhà văn chuyển gam với mấy câu tả êm nhẹ, câu kể thủ thỉ, tâm tình "Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ”. Sông nước lại thanh bình. “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”.

*Sơ kết: Như những nghệ sĩ chân chính, sau khi vắt kiệt sức mình để thai nghén nên tác phẩm không mấy ai tự tán dương về công sức của mình. Nhà văn Nguyễn Tuân đưa ra một lời nhận xét: “Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp, đáng nhớ… Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo”. Phải chăng người lái đò anh hùng có lẽ dễ thấy, nhưng nhìn người lái đò tài hoa, chỉ có Nguyễn Tuân.

III. Tổng kết:

Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây.

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Ngữ văn năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 2 bài học Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)

Ở chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn học hiện đại Việt Nam ở giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Chuyên đề được thiết kế theo trình tự các tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 12 (kể cả các tác phẩm văn học nước ngoài). Đến với khóa học H2, chuyên đề 1, ngoài việc được thầy cô giảng dạy và cung cấp đầy đủ tài liệu cho phần nội dung quan trọng của các tác phẩm, các em cũng sẽ được tìm hiểu một cách chi tiết các tác phẩm nước ngoài, tìm hiểu về các tác gia nổi tiếng trên thế giới cũng như nền văn học tiến bộ của nhân loại (mà hầu hết các thầy cô giáo trên trường ít chú trọng và có thể bỏ qua).
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 2: Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản

Để làm tốt phần đọc hiểu văn bản, đòi hỏi phải có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Vì vậy, học sinh cần phải được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức, kĩ năng để phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Chuyên đề này sẽ tập trung vào những kiến thức trọng tâm, những lưu ý khi làm dạng bài đọc hiểu, giúp các em có thể lấy trọn vẹn 3 điểm.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 3: Kỹ năng làm bài văn, đoạn văn Nghị luận xã hội

Phần NLXH là phần không thể thiếu trong các đề thi môn Ngữ Văn. NLXH cũng là phần quá đỗi quen thuộc đối với các thí sinh. Tuy nhiên, các em thường khó lấy trọn vẹn điểm, bởi phần lớn các em không xác định đầy đủ luận điểm để nghị luận. Chuyên đề này sẽ hướng dẫn các em kĩ năng làm bài văn và đoạn văn NLXH.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 4: Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học

Nghị luận văn học là một phần không thể thiếu các đề thi môn Ngữ văn. Thế nhưng, các em vẫn còn gặp khó khăn trong việc phân tích các đề nghị luận văn học. Với chuyên đề này, các em sẽ được trang bị một số kỹ năng và lưu ý cần thiết, được củng cố lại kiến thức văn học qua từng dạng đề, vận dụng trực tiếp để giải quyết đề bài một cách linh hoạt, đạt được điểm số cao.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 5: Ôn tập chương trình Ngữ văn lớp 11

Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, nội dung chương trình 11 chiếm khoảng 15-20% tổng số điểm. Việc trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng sẽ giúp các em tự tin hoàn thành bài thi của mình. Chuyên đề này giúp các em hệ thống hóa lại các kiến thức trọng điểm Ngữ văn lớp 11 thông qua các tác phẩm tiêu biểu.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ
52
Bài 1
Hỏi đáp
53
Bài 2
Hỏi đáp
54
Bài 3
Hỏi đáp
55
Bài 4
Hỏi đáp
56
Bài 5
Hỏi đáp
57
Bài 6
Hỏi đáp
58
Bài 7
Hỏi đáp
59
Bài 8
Hỏi đáp
60
Bài 9
Hỏi đáp
61
Bài 10
Hỏi đáp