Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Để giúp thí sinh có thể nắm rõ được cấu trúc, các dạng câu hỏi cũng như nội dung chủ yếu trong phần đọc hiểu đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn. Bài học này sẽ đưa ra một số đề bài cho phần đọc hiểu trong đề thi Văn và giúp các bạn trả lời chúng, để rèn luyện hơn nữa kĩ năng trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu.

NỘI DUNG BÀI HỌC

Bài tập1. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

 “Tham nhũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Châu Á. Chính phủ Hàn Quốc bắt giam hai cựu bộ trưởng Bộ quốc phòng và hai cựu tướng lĩnh về tội nhận hối lộ một triệu đô la. Giới lập pháp ở Đài Loan hiện phải công khai tài sản của mình và rồi đây các viên chức cao cấp trong chính phủ cũng sẽ làm điều đó. Cũng do tham nhũng, đảng dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản đã mất đa số ghế tại hạ viện.” (Báo Tuổi trẻ, số ngày 05/08/2013)

         a. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

         b. Xác định cấu trúc của văn bản.

         c. Xác định thao tác lập luận chính của văn bản.

- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Cấu trúc diễn dịch
- Thao tác lập luận chứng minh

Bài tập 2. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

“ Tiếng Việt chúng ta rất đẹp, đẹp như thế nào đó là điều khó nói . Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”. (Phạm Văn Đồng)

       a. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
       b. Xác định phong cách ngôn ngữ và các thao tác lập luận của văn bản.

- Phương thức biểu đạt nghị luận
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Thao tác lập luận bình luận, giải thích.

Bài tập 3. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Hạnh phúc lắm chứ, bởi có ai được sinh ra một cách dễ dàng đâu. Mỗi người mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, ấp ủ trong lòng đứa con dần khôn lớn. Trong cõi lòng ấm áp của người mẹ, một tế bào lớn dần lên thành một sinh linh. Tôi có cảm giác nó xảy ra như một phép màu, mà hình như cũng cần thêm chút cơ duyên. Như tôi đã bắt duyên với cuộc đời này, như hàng triệu con người đã bắt duyên và sinh ra trên cuộc đời này. Nhưng cũng có hàng triệu thai nhi, có lẽ vì không nắm được sợi tơ ấy mà bị tước đi quyền sống. Ở Việt Nam có những nơi người ta gọi là ngọn đồi của những thiên thần, nhưng là thiên thần bị cha mẹ - vì một lí do nào đó - nhẫn tâm bỏ rơi. Hàng ngàn nấm mồ tí xíu trắng toát nằm lạnh lẽo với chút khói nhang vương vất và tấm lòng xót thương từ những người hảo tâm không ruột rà máu mủ. Không thể thống kê hết mỗi năm có bao nhiêu hài nhi bị phá bỏ, chỉ biết một phần trong số đó đã được đưa về nghĩa trang này, kín những đồi rộng. Thế nên, được sinh ra là đã là một sự may mắn, là hạnh phúc hơn biết bao đứa trẻ chưa từng một lần chạm tới cuộc đời.” (Internet)

       a. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
       b. Xác định cấu trúc của văn bản.
       c. Xác định phong cách ngôn ngữ và các thao tác lập luận của văn bản.

- Phương thức biểu đạt nghị luận

- Cấu trúc Tổng – phân – hợp

- Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Thao tác lập luận bình luận, chứng minh.

Bài tập 4: Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Nhờ sự tự lập, ý chí và nghị lực ngay từ lúc mới sinh loài hươu cao cổ mới có những khả năng sinh tồn giữa cuộc sống hoang dã nhiều hiểm nguy. Con người chúng ta cũng vậy, hãy học cách sống tự lập và nghị lực ngay từ khi còn nhỏ, từ những việc làm nhỏ bé nhất: tự làm bài tập thay vì xem sách giải, tự dọn dẹp phòng thay vì nhờ mẹ, học cách nấu ăn để những khi mẹ vắng nhà, hai bố con vẫn có một bữa cơm đầy đủ, ấm cúng,… Chúng ta hãy học cách tự giải quyết những vấn đề của mình thay vì than vãn, phàn nàn, trách cứ,… Cuộc sống luôn chứa đựng những khó khăn bất ngờ, nếu không chuẩn bị sẵn những kĩ năng sống như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng trượt dốc, thất bại và gục ngã. Hơn nữa, sự nâng đỡ của những người xung quanh không phải là mãi mãi. Cha mẹ không thể đi cùng ta đến hết cuộc đời, những người bạn còn có cuộc sống riêng, những gánh nặng riêng của họ. Chúng ta không thể sống trông chờ, phụ thuộc vào người khác mãi. Bởi vậy, để vượt qua thử thách, để không bị tụt hậu, đào thải, không có cách nào hơn là chúng ta phải đi xuyên qua nó. Và có thể bạn không tin nhưng chắc chắn, sau mỗi lần vượt qua nó, bạn sẽ trưởng thành hơn, thậm chí có thể khám phá ở bản thân những năng lực đặc biệt mà thường ngày chúng ta không nhận ra. Nói cách khác, những "đá tảng" giữa đường đi hay những "giông bão" của cuộc đời sẽ giúp chúng ta hoàn thiện mình hơn về cả nhân cách lẫn tâm hồn”.

       a. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

       b. Xác định cấu trúc của văn bản.

       c. Xác định phong cách ngôn ngữ và các thao tác lập luận của văn bản.

- Phương thức biểu đạt nghị luận

- Cấu trúc quy nạp

- Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Thao tác lập luận bình luận, so sánh

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Ngữ văn năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 2 bài học Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)

Ở chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn học hiện đại Việt Nam ở giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Chuyên đề được thiết kế theo trình tự các tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 12 (kể cả các tác phẩm văn học nước ngoài). Đến với khóa học H2, chuyên đề 1, ngoài việc được thầy cô giảng dạy và cung cấp đầy đủ tài liệu cho phần nội dung quan trọng của các tác phẩm, các em cũng sẽ được tìm hiểu một cách chi tiết các tác phẩm nước ngoài, tìm hiểu về các tác gia nổi tiếng trên thế giới cũng như nền văn học tiến bộ của nhân loại (mà hầu hết các thầy cô giáo trên trường ít chú trọng và có thể bỏ qua).
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 2: Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản

Để làm tốt phần đọc hiểu văn bản, đòi hỏi phải có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Vì vậy, học sinh cần phải được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức, kĩ năng để phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Chuyên đề này sẽ tập trung vào những kiến thức trọng tâm, những lưu ý khi làm dạng bài đọc hiểu, giúp các em có thể lấy trọn vẹn 3 điểm.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 3: Kỹ năng làm bài văn, đoạn văn Nghị luận xã hội

Phần NLXH là phần không thể thiếu trong các đề thi môn Ngữ Văn. NLXH cũng là phần quá đỗi quen thuộc đối với các thí sinh. Tuy nhiên, các em thường khó lấy trọn vẹn điểm, bởi phần lớn các em không xác định đầy đủ luận điểm để nghị luận. Chuyên đề này sẽ hướng dẫn các em kĩ năng làm bài văn và đoạn văn NLXH.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 4: Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học

Nghị luận văn học là một phần không thể thiếu các đề thi môn Ngữ văn. Thế nhưng, các em vẫn còn gặp khó khăn trong việc phân tích các đề nghị luận văn học. Với chuyên đề này, các em sẽ được trang bị một số kỹ năng và lưu ý cần thiết, được củng cố lại kiến thức văn học qua từng dạng đề, vận dụng trực tiếp để giải quyết đề bài một cách linh hoạt, đạt được điểm số cao.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 5: Ôn tập chương trình Ngữ văn lớp 11

Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, nội dung chương trình 11 chiếm khoảng 15-20% tổng số điểm. Việc trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng sẽ giúp các em tự tin hoàn thành bài thi của mình. Chuyên đề này giúp các em hệ thống hóa lại các kiến thức trọng điểm Ngữ văn lớp 11 thông qua các tác phẩm tiêu biểu.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ
52
Bài 1
Hỏi đáp
53
Bài 2
Hỏi đáp
54
Bài 3
Hỏi đáp
55
Bài 4
Hỏi đáp
56
Bài 5
Hỏi đáp
57
Bài 6
Hỏi đáp
58
Bài 7
Hỏi đáp
59
Bài 8
Hỏi đáp
60
Bài 9
Hỏi đáp
61
Bài 10
Hỏi đáp