Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Tìm hiểu nội dung tác phẩm qua:

  • Hoàn cảnh sáng tác + nội dung cơ bản
  • Ý nghĩa nhan đề
  • Khuynh hướng sử  thi của tác phẩm“Rừng xà nu”
  • Ý nghĩa đoạn cuối tác phẩm

NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Tìm hiểu chung

- Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 quê ở xã Bình Triều huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, khi đang học trung học chuyên khoa (nay là trung học phổ thông), ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên – chiến trường chính của Liên khu V bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông chuyển sang làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc.

- Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc và viết tiểu thuyết Đất nước đứng lên, kể về cuộc kháng chiến chống Pháp củangười Ba Na, tiêu biểu là anh hùng Núp và dân làng Kông-Hoa, dựa trên câu chuyện có thật của anh hùng Đinh Núp. Tác phẩm khi xuất bản được nhiều người yêu thích và hâm mộ. Sau này cuốn truyện được dựng thành phim.

- Năm 1962 ông trở lại miền Nam, lấy bí danh Nguyễn Trung Thành, hoạt động ở khu V, là Chủ tịch chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng của quân khu V. Thời gian này ông sáng tác truyện Rừng xà nu.

- Sau chiến tranh, ông có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ. Trong thời kỳĐổi mới và phong trào Cởi Mở, ông đã có những đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài... Ông cũng dành nhiều tình cảm trân trọng đối với các nhà văn khác như Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải.

- Tác phẩm tiêu biểu: Đất nước đứng lên, Đất Quảng, Rừng xà nu,Có một đường mòn trên biển Đông…

II.  Tác phẩm “Rừng xà nu”

1.  Hoàn cảnh sáng tác + nội dung cơ bản:

- Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. “Rừng xà nu” được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.

- Thông qua câu chuyện về những con người anh hùng ở một buôn làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác.

2. Ý nghĩa nhan đề:

 - Ý nghĩa tả thực: rừng xà nu – một loại cây đặc trưng ở Tây Nguyên. Rừng xà nu với sức sống bất diệt là hình ảnh gắn bó máu thịt giữa tác giả và những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên. Đây cũng là loài cây gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man chứng kiến lịch sử bi hùng của mảnh đất Tây Nguyên.

- Ý nghĩa tượng trưng:

+ Rừng xà nu là một biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng, với sức sống mãnh liệt mà cụ thể trong tác phẩm là nhân dân làng Xô Man với những con người ưu tú: cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng... Qua bức tranh thiên nhiên, tác giả muốn khẳng định ý chí quật cường của con người Tây Nguyên.

+ Nhan đề “Rừng xà nu” còn gợi lên phong vị Tây Nguyên, chủ đề tác phẩm cũng như cảm hứng sử thi, bi tráng của thiên truyện ngắn đặc sắc này.

3. Khuynh hướng sử  thi của tác phẩm“Rừng xà nu”.

 - Trong tác phẩm “Rừng xà nu”, khuynh hướng sử thi được thể hiện khá rõ ở việc lựa chọn đề tài việc xây dựng nhân vật, việc sử dụng hình ảnh lẫn giọng điệu của tác phẩm:

+ Đề tài của truyện “Rừng xà nu” nói đến vấn đề sinh tử hết sức hệ trọng không chỉ của người dân làng Xô Man hay của mảnh đất Tây Nguyên mà của cả dân tộc Việt Nam. Truyện viết về một thời điểm lịch sử trọng đại của cách mạng Miền Nam những năm đen tối cho đến lúc Đồng Khởi. Chủ đề của tác phẩm mang đậm tính sử thi: trước sự tàn ác của kẻ thù, nhân dân Miền Nam chỉ có một con đường duy nhất là cầm vũ khí vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương.

+ Hình tượng nghệ thuật mang đậm tính sử thi: Đó là cánh rừng xà nu đau thương trong chiến tranh hủy diệt nhưng bom đạn không thể nào hủy diệt sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của loài cây này. Và đằng sau cánh rừng xà nu ấy là những con người anh dũng bất khuất, thủy chung son sắt với cách mạng. Đó là các thế hệ người dân làng Xô Man mà tiêu biểu là cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng.

+ Chất sử thi được thể hiện qua giọng điệu, ngôn ngữ trang trọng, hào hùng, bi tráng của tác phẩm.

4. Câu 3: Ý nghĩa đoạn cuối tác phẩm.

Sau ba năm đi lực lượng, Tnú về thăm làng một đêm. Hôm sau, Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.

Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.

Đây là kết thúc dạng đầu cuối tương ứng, mở đầu tác phẩm cũng có hình ảnh “đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.”. Từ đồi xà nu phát triển thành rừng xà nu, điều đó thể hiện sức sống mãnh liệt của loài cây này, mưa bom bão đạn cũng không thể hủy diệt được chúng. Nó tượng trưng cho sức sống bất tử kì diệu của những con người nơi đây, những con người yêu nước nồng nàn, thủy chung son sắt với cách mạng.

Đoạn cuối đã góp phần thể hiện khuynh hướng sử thi và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tác phẩm.

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Ngữ văn năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 2 bài học Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)

Ở chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn học hiện đại Việt Nam ở giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Chuyên đề được thiết kế theo trình tự các tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 12 (kể cả các tác phẩm văn học nước ngoài). Đến với khóa học H2, chuyên đề 1, ngoài việc được thầy cô giảng dạy và cung cấp đầy đủ tài liệu cho phần nội dung quan trọng của các tác phẩm, các em cũng sẽ được tìm hiểu một cách chi tiết các tác phẩm nước ngoài, tìm hiểu về các tác gia nổi tiếng trên thế giới cũng như nền văn học tiến bộ của nhân loại (mà hầu hết các thầy cô giáo trên trường ít chú trọng và có thể bỏ qua).
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 2: Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản

Để làm tốt phần đọc hiểu văn bản, đòi hỏi phải có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Vì vậy, học sinh cần phải được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức, kĩ năng để phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Chuyên đề này sẽ tập trung vào những kiến thức trọng tâm, những lưu ý khi làm dạng bài đọc hiểu, giúp các em có thể lấy trọn vẹn 3 điểm.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 3: Kỹ năng làm bài văn, đoạn văn Nghị luận xã hội

Phần NLXH là phần không thể thiếu trong các đề thi môn Ngữ Văn. NLXH cũng là phần quá đỗi quen thuộc đối với các thí sinh. Tuy nhiên, các em thường khó lấy trọn vẹn điểm, bởi phần lớn các em không xác định đầy đủ luận điểm để nghị luận. Chuyên đề này sẽ hướng dẫn các em kĩ năng làm bài văn và đoạn văn NLXH.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 4: Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học

Nghị luận văn học là một phần không thể thiếu các đề thi môn Ngữ văn. Thế nhưng, các em vẫn còn gặp khó khăn trong việc phân tích các đề nghị luận văn học. Với chuyên đề này, các em sẽ được trang bị một số kỹ năng và lưu ý cần thiết, được củng cố lại kiến thức văn học qua từng dạng đề, vận dụng trực tiếp để giải quyết đề bài một cách linh hoạt, đạt được điểm số cao.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 5: Ôn tập chương trình Ngữ văn lớp 11

Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, nội dung chương trình 11 chiếm khoảng 15-20% tổng số điểm. Việc trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng sẽ giúp các em tự tin hoàn thành bài thi của mình. Chuyên đề này giúp các em hệ thống hóa lại các kiến thức trọng điểm Ngữ văn lớp 11 thông qua các tác phẩm tiêu biểu.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ
52
Bài 1
Hỏi đáp
53
Bài 2
Hỏi đáp
54
Bài 3
Hỏi đáp
55
Bài 4
Hỏi đáp
56
Bài 5
Hỏi đáp
57
Bài 6
Hỏi đáp
58
Bài 7
Hỏi đáp
59
Bài 8
Hỏi đáp
60
Bài 9
Hỏi đáp
61
Bài 10
Hỏi đáp