Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Tìm hiểu nội dung bài học qua:

  • 6 phong cách ngôn ngữ
  • Các đặc trưng cơ bản của 6 phong cách ngôn ngữ
  • Các loại văn bản của từng phong cách ngôn ngữ
  • Một số ví dụ điển hình

NỘI DUNG BÀI HỌC

STT TÊN PHONG CÁCH NGÔN NGỮ ĐẶC TRƯNG CÁCH GIẢI THÍCH LOẠI VĂN BẢN
1

Phong cách ngôn

ngữ

sinh hoạt

-  Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,...

-   Đặc trưng:

Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp…

Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..

Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…

- Vì văn bản dùng trong đời sống hằng ngày, ngôn ngữ tự do, thoải mái.

- Có sử dụng từ địa phương, tiếng lóng.

-  Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

-  Có 2 dạng tồn tại:

+ Dạng nói

+Dạng viết: nhật kí, thư từ, chuyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

2

Phong cách ngôn

ngữ

nghệ

thuật

- Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương, nó không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.

- Đặc trưng:

Tính hình tượng:

Hình tượng là cái được gợi ra từ cái cụ thể của ngôn từ biểu đạt thông qua sự liên tưởng của người nghe, người đọc.

Ngôn ngữ có tính hình tượng không chỉ miêu tả sự vật hiện tượng mà còn gợi cho người nghe, người đọc những liên tưởng khác, ngoài sự vật hiện tượng được miêu tả trực tiếp đó => Hệ quả: tính đa nghĩa, tính hàm súc.

Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…

Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.

Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm.

- Vì văn bản được trích trong một tác phẩm nghệ thuật.

- Ngôn ngữ giàu hình tượng, cảm xúc.

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ
Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí…); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); Ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…)


 
3

Phong cách ngôn

ngữ

chính

luận

Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.

Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.

Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy... nhưng..., để, mà,....

Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. 

- Vì văn bản được trích trong một tác phẩm bình luận xã hội.

- Có nêu lên quan điểm của người viết.

- Các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.

- Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết.

4

Phong cách ngôn

ngữ

báo chí

- Là ngôn ngữ dùng trong lĩnh vực báo chí để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

- Bản tin: Thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp tin tức cho người đọc. 

=>Thường theo một khuôn mẫu: Nguồn tin – thời gian - địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả.

- Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.

- Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.

một tác phẩm báo chí.

- Sự kiện rõ ràng về thời gian, địa điểm.

- Mang tính thời sự, ngắn gọn.

-        Phỏng vấn

 

5

Phong cách ngôn

ngữ

khoa học

- Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong văn bản khoa học.

 – Ở dạng viết : ngoài sử dụng từ ngữ,còn dùng các kí hiệu, các công thức hay sơ đồ, bảng  biểu…

– Ở dạng nói ngôn ngữ khoa học yêu cầu ở mức độ cao về phát âm chuẩn, diễn đạt mạch lạc và phải có đề cương viết trước.

  Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

 – Tính khái quát trừu tượng:

 – Tính lí trí, lô gic:

–  Tính khách quan, phi cá thể :hạn chế những biểu đạt có tính chất cá nhân.

- Vì được trích trong một văn bản khoa học.

- Ngôn ngữ khách quan chính xác, mang tính lôgic.
- Văn bản báo cáo khoa học.
6

Phong cách ngôn

ngữ

hành chính

- Dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí.  

   

 

Miễn phí

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Học thử khóa H2 môn Ngữ văn năm 2018

Trải nghiệm miễn phí 2 bài học Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 1: Ngữ văn lớp 12 (Từ 1945 đến hết TK XX)

Ở chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn học hiện đại Việt Nam ở giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Chuyên đề được thiết kế theo trình tự các tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 12 (kể cả các tác phẩm văn học nước ngoài). Đến với khóa học H2, chuyên đề 1, ngoài việc được thầy cô giảng dạy và cung cấp đầy đủ tài liệu cho phần nội dung quan trọng của các tác phẩm, các em cũng sẽ được tìm hiểu một cách chi tiết các tác phẩm nước ngoài, tìm hiểu về các tác gia nổi tiếng trên thế giới cũng như nền văn học tiến bộ của nhân loại (mà hầu hết các thầy cô giáo trên trường ít chú trọng và có thể bỏ qua).
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 2: Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản

Để làm tốt phần đọc hiểu văn bản, đòi hỏi phải có một năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Vì vậy, học sinh cần phải được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức, kĩ năng để phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản. Chuyên đề này sẽ tập trung vào những kiến thức trọng tâm, những lưu ý khi làm dạng bài đọc hiểu, giúp các em có thể lấy trọn vẹn 3 điểm.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 3: Kỹ năng làm bài văn, đoạn văn Nghị luận xã hội

Phần NLXH là phần không thể thiếu trong các đề thi môn Ngữ Văn. NLXH cũng là phần quá đỗi quen thuộc đối với các thí sinh. Tuy nhiên, các em thường khó lấy trọn vẹn điểm, bởi phần lớn các em không xác định đầy đủ luận điểm để nghị luận. Chuyên đề này sẽ hướng dẫn các em kĩ năng làm bài văn và đoạn văn NLXH.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 4: Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học

Nghị luận văn học là một phần không thể thiếu các đề thi môn Ngữ văn. Thế nhưng, các em vẫn còn gặp khó khăn trong việc phân tích các đề nghị luận văn học. Với chuyên đề này, các em sẽ được trang bị một số kỹ năng và lưu ý cần thiết, được củng cố lại kiến thức văn học qua từng dạng đề, vận dụng trực tiếp để giải quyết đề bài một cách linh hoạt, đạt được điểm số cao.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ

Chuyên đề 5: Ôn tập chương trình Ngữ văn lớp 11

Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, nội dung chương trình 11 chiếm khoảng 15-20% tổng số điểm. Việc trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng sẽ giúp các em tự tin hoàn thành bài thi của mình. Chuyên đề này giúp các em hệ thống hóa lại các kiến thức trọng điểm Ngữ văn lớp 11 thông qua các tác phẩm tiêu biểu.
 Giáo viên: Cô Phan Thị Mỹ Huệ
52
Bài 1
Hỏi đáp
53
Bài 2
Hỏi đáp
54
Bài 3
Hỏi đáp
55
Bài 4
Hỏi đáp
56
Bài 5
Hỏi đáp
57
Bài 6
Hỏi đáp
58
Bài 7
Hỏi đáp
59
Bài 8
Hỏi đáp
60
Bài 9
Hỏi đáp
61
Bài 10
Hỏi đáp