Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Phương pháp giải bài tập về cơ chế nguyên phân

31/08/2016 16:06

 » Bí quyết có được điểm cao môn Sinh học
 » Các dạng bài tập este và kinh nghiệm làm bài
 » Phương trình lượng giác - Phần 6: Giải phương trình lượng giác bằng cách đưa về phương trình tích
 » Phương pháp làm bài tập ancol
 » 5 bước giải quyết Bài tập Quy luật Di truyền
Bài viết cung cấp các công thức: Tính số tế bào con sau nguyên phân, Tính số NST môi trường cung cấp và số thoi vô sắc hình thành trong nguyên phân, Tính thời gian nguyên phân. Để giải quyết tốt các dạng toán này trước tiên các em cần ghi nhớ các công thức để có thể vận dụng vào từng trường hợp cụ thể.

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN

 

Dạng 1: Tính số tế bào con sau nguyên phân

Giả sử: a số tế bào mẹ

x số lần nguyên phân

1. Nếu số lần nguyên phân của các tế bào bằng nhau

Tổng số TB con tạo ra = a.2^{x}


Ví dụ: 3 tế bào cùng một loài nguyên phân liên tiếp 4 lần bằng nhau. Tổng số tế bào con được tạo ra là?  

3.2^{x} = 48 (TB con)

1. Nếu số lần nguyên phân của các tế bào không bằng nhau

Giả sử a tế bào có số lần nguyên phân lần lượt là: x_{1}, x_{2}, x_{3},... x_{n}

 Tổng số TB con tạo ra = 2^{x_{1}}+2^{x_{2}}+2^{x_{3}}+...+2^{x_{n}}

 

Ví dụ: Ba tế bào A, B, C có tổng số lần nguyên phân là 8 và tạo ra 26 tế bào con. Biết số lần nguyên phân của tế 

bào B gấp 3 lần tế bào A. Tính số lần nguyên phân và số tế bào con của tạo ra từ mỗi tế bào A, B, C.

\left\{\begin{matrix}2^{x_{1}} + 2^{x_{2}} + 2^{x_{3}}= 26 \\ x_{1} + x_{2} + x_{3} = 8 \\ x_{2} = 3.x_{1} \end{matrix}\right.  ⇒ \left\{\begin{matrix}x_{1} = 1 \\ x_{2} = 3 \\ x_{3} = 4 \end{matrix}\right.  ⇒ số TB con của mỗi TB A, B, C:  \left\{\begin{matrix} A = 2^{1} = 2 \\ B = 2^{3} = 8 \\ C = 2^{4} = 16 \end{matrix}\right.

Dạng 2: Tính số NST môi trường cung cấp và số thoi vô sắc hình thành trong nguyên phân

1. Số NST hoàn toàn mới do môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân

Có a tế bào (mỗi tế bào chứa 2n NST) nguyên phân x lần bằng nhau tạo ra a.2^{x} TB con

- Số NST chứa trong a TB mẹ: a.2n

- Số NST chứa trong các TB con: a.2n.2^{x}

 Số NST môi trường cung cấp = a.2n.2^{x} - a.2n = a.2n.(2^{x} - 1)

 

2. Số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình nguyên phân

Nếu có a TB nguyên phân x lần bằng nhau tạo ra a.2^{x} TB con thì

 Số thoi vô sắc được hình thành = a.(2^{x} - 1)

 

Dạng 3: Tính thời gian nguyên phân

1. Nếu tốc độ của các lần nguyên phân liên tiếp bằng nhau

Một TB nguyên phân liên tiếp x lần với tốc độ không đổi

Thời gian nguyên phân = thời gian 1 lần nguyên phân. x


2. Nếu tốc độ của các lần nguyên phân liên tiếp không bằng nhau

- Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần giảm dần thì thời gian của các lần nguyên phân tăng dần đều.

- Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần tăng dần thì thời gian của các lần nguyên phân giảm dần đều.

Trong 2 trường hợp trên, thời gian của các lần nguyên phân liên tiếp sẽ hình thành một dãy cấp số cộng và thời 

gian của cả quá trình nguyên phân là tổng các số hạng trong dãy cấp số cộng đó.

Giả sử: x số lần nguyên phân

u_{1}, u_{2}, u_{3},... u_{n} lần lượt là thời gian của mỗi lần nguyên phân thứ 1, 2, 3, 4,…n

Thời gian của quá trình nguyên phân = \frac{x}{2}\times (u_{1} + u_{n})


 

 

mod sinh 2