Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Một số vấn đề về học tốt môn Văn

23/02/2016 09:41

 » LÀM SAO ĐỂ HỌC TỐT MÔN VĂN?
 » UNLESS or IF...NOT?
 » Bí quyết đạt điểm cao môn Văn
Để môn Văn không còn là nỗi lo, bạn cần phải có phương pháp học phù hợp và hiệu quả. Vậy, học như thế nào mới có thể gặt hái được thành công và đạt được kết quả tốt? HỌC247 sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này!

Học Văn như thế nào để có hiệu quả cao?

Chăm chỉ:

Các em phải chăm học, chăm đọc, chăm viết, chăm thuộc lòng.

Khi đọc: đọc lướt nắm nội dung chính? Đọc lần 2 có định hướng, về 1 vấn đề nào đó để tìm các chi tiết biểu hiện? Đọc lần 3 để thuộc.

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp:

Ghi chép bài:

Vào tiết học phải chú ý nghe giáo viên giảng.

Chia tập ghi thành 2 cột: ý chính, phần mở rộng.

Trình bày rõ ràng tạo hứng thú khi học.

Học theo sơ đồ tư duy:

Các em tìm từ khóa để có cái nhìn toàn diện về vấn đề, thấy mối liên hệ giữa các phần, khía cạnh của vấn đề; rồi đi sâu vào các vấn đề nhỏ hơn.

Tìm ra nguyên lí chung cho từng dạng bài:

Nghị luận XH: một vấn đề, hiện tượng XH, tư tưởng đạo lí, lối sống, vấn đề đặt ra trong một văn bản cho sẵn.

NLVH: phân tích tác phẩm hay đoạn trích, hình tượng nhân vật, tình huống truyện, so sánh…

Đừng bỏ qua tài liệu tham khảo:

Sách nghiên cứu văn học của các tác giả tên tuổi, sách văn mẫu...

Những kĩ năng cơ bản để viết một bài văn hay

Tìm hiểu đề:

Xác định yêu cầu của đề:

Vấn đề cần nghị luận? Vấn đề đó được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào?

Thao tác nghị luận cần vận dụng? (sử dụng chứng minh, giải thích, thuyết minh, bình luận,…) Xác định thao tác chính và các thao tác bổ sung?

Phạm vi yêu cầu của đề? (1 hay nhiều tác phẩm? Đoạn, khía cạnh của tác phẩm?...)

Xác định các loại kiến thức cần thí sinh vận dụng vào bài viết (Về lí luận VH, về tác giả, tác phẩm, kiến thức xã hội, kinh nghiệm sống…)

Lập dàn ý:

Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng cần trình bày.

Xác định trọng tâm bài, đâu là ý chính, ý phụ để bài viết có điểm nhấn, tránh lan man, “dây cà ra dây muống”, không có trọng tâm.

Lúc tổ chức, sắp xếp các ý: chính trước phụ sau hoặc phụ trước chính sau.

Bắt tay vào viết bài:

Mở bài và kết bài:

Diễn đạt ngắn gọn, nội dung viết chính xác, lời lẽ hấp dẫn.

Mở và kết bài phải hô ứng với nhau: đặt vấn đề rồi khẳng định, mở rộng, nâng cao vấn đề.

Có thể mở bài theo lối trực tiếp, gián tiếp: đề tài, chủ đề, nhận định,... nhưng không dài dòng, lan man, xa đề,…

Thân bài:

Nhiệm vụ: giải quyết vấn đề đã nêu ở MB bằng những luận điểm, luận cứ, luận chứng chính xác, cụ thể, logic, chặt chẽ, phù hợp.

Nội dung đi từ khái quát đến cụ thể, từ cái chung đến cái chi tiết.

Thí sinh viết các đoạn văn theo các kiểu diễn dịch, quy nạp, song hành,… Bố cục của bài viết rõ ràng, mạch lạc, tách câu, tách đoạn hợp lý.

Biết cách linh hoạt chuyển ý, chuyển đoạn, liên kết các đoạn văn.

Để viết được câu văn hay cần viết đúng ngữ pháp, có liên tưởng, so sánh hay sử dụng kiểu câu tu từ…

Tích lũy vốn từ theo trường nghĩa (đồng nghĩa, trái nghĩa); liên hệ đến các nhận định về tác phẩm của các tác giả, các nhà phê bình cho bài văn thêm hấp dẫn, thuyết phục, sinh động. 

Sửa lại bài:

Sau khi viết phải đọc rà soát và sửa lỗi, hoàn thiện bài viết.

Những lỗi thường gặp trong bài viết: lan man, lạc đề, diễn đạt lủng củng, thiếu ý, sắp xếp các ý không hợp lí, thiếu mất những dẫn chứng thuyết phục hay bị xáo rỗng.

Mong là qua bài viết trên đây, HỌC247 có thể giúp được các em phần nào trong việc bổ sung kiến thức cũng như kinh nghiệm ôn thi và làm bài thi môn Văn

Chúc các em thành công!

BQT HỌC247