Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Phương trình lượng giác - Phần 7: Giải phương trình lượng giác chứa dấu giá trị tuyệt đối (tt)

23/08/2016 07:19

 » Phương trình lượng giác - Phần 1: Những vấn đề lý thuyết cần nhớ và các phương trình lượng giác cơ bản
 » Phương trình lượng giác - Phần 2: Một số phương trình lượng giác mẫu mực
 » Phương trình lượng giác - Phần 3: Một số phương trình lượng giác mẫu mực (tt)
 » Phương trình lượng giác - Phần 4: Một số phương trình lượng giác mẫu mực (tt)
 » Phương trình lượng giác-Phần 5: Giải phương trình lượng giác bằng phương pháp đặt ẩn phụ
 » Phương trình lượng giác - Phần 6: Giải phương trình lượng giác bằng cách đưa về phương trình tích
 » Phương trình lượng giác-Phần 6: Giải phương trình lượng giác chứa dấu giá trị tuyệt đối bằng định nghĩa
Bài viết giới thiệu cách giải phương trình lượng giác chứa dấu giá trị tuyệt đối bằng cách đặt ẩn phụ và sử dụng các tính chất giá trị tuyệt đối.

I. Lý thuyết

1.  Sử dụng phương pháp đặt ẩn phụ

Phương pháp

+ Để loại bỏ dấu trị tuyệt đối trong phương trình ta lựa chọn việc đặt ẩn phụ cho biểu thức chứa trị tuyệt đối.

+ Nếu biểu thức có chứa:

  • \left| {\sin x} \right| và  {\sin ^{2k}}x ,ta đặt t = \left| {\sin x} \right| , điều kiện 0 \le t \le 1.
  • \left| {\cos x} \right| và {\cos ^{2k}}x  ,ta đặt t = \left| {\cos x} \right| , điều kiện 0 \le t \le 1 .
  • \left| {\tan x} \right| và {\tan ^{2k}}x ,ta đặt t = \left| {\tan x} \right| , điều kiện t \ge 0.
  • \left| {\cot x} \right| và {\cot ^{2k}}x , ta đặt t = \left| {\cot x} \right| , điều kiện t \ge 0.
  • \left| {\sin x \pm \cos x} \right| và \sin x\cos x ,ta đặt t = \left| {\sin x \pm \cos x} \right| , điều kiện 0 \le t \le \sqrt 2
  • \left| {\sin x} \right| + \left| {\cos x} \right|. và {\sin ^{2k}}x ,ta đặt t = \left| {\sin x} \right| + \left| {\cos x} \right|  , điều kiện 1 \le t \le \sqrt 2.
  • \left| {\tan x + \cot x} \right| và {\tan ^k}x + {\cot ^k}x, ta đặt t = \left| {\tan x + \cot x} \right| , điều kiện t \ge 2.
  • \left| {\tan x - \cot x} \right| và {\tan ^k}x + {\cot ^k}x, ta đặt t = \left| {\tan x - \cot x} \right| , điều kiện t \ge 0.

2. Sử dụng các tính chất giá trị tuyệt đối

\begin{array}{l} \left| a \right| = a \Leftrightarrow a \ge 0\\ \left| a \right| = - a \Leftrightarrow a < 0\\ \left| {a + b} \right| = \left| a \right| + \left| b \right| \Leftrightarrow a.b \ge 0\\ \left| a \right| + \left| b \right| = a + b \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {a \ge 0}\\ {b \ge 0} \end{array}} \right.\\ \left| a \right| + \left| b \right| = a - b \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {a \ge 0}\\ {b \le 0} \end{array}} \right.\\ \left| {a - b} \right| = \left| a \right| - \left| b \right| \Leftrightarrow b(a - b) \ge 0 \end{array}

Các bước giải:

  • Đặt điều kiện cho các biểu thức trong phương trình.
  • Đưa phương trình về các tính chất đã biết.
  • Giải phương trình nhận được.
  • Kết luận.

II. Một số bài tập ví dụ:

1. Giải phương trình: \left| {\cos 2x} \right| + \left| {\sin x} \right| = 1(1)

Giải:

(1) \Leftrightarrow \left| {1 - 2{{\sin }^2}x} \right| + \left| {\sin x} \right| = 1

Đặt: t = \left| {\sin x} \right|, điều kiện: 0 \le t \le 1

Khi đó phương trình trở thành:

\begin{array}{l} \left| {1 - 2{t^2}} \right| + t = 1 \Leftrightarrow \left| {1 - 2{t^2}} \right| = 1 - t \Leftrightarrow {\left( {1 - 2{t^2}} \right)^2} = {\left( {1 - t} \right)^2}\\ \Leftrightarrow 4{t^4} - 5{t^2} + 2t = 0 \Leftrightarrow t\left( {4{t^3} - 5t + 2} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {t = 0{\rm{ }}}\\ {t = \frac{1}{2}{\rm{ }}}\\ {t = \frac{{1 \pm \sqrt {17} }}{4}(loai)} \end{array}} \right. \end{array}

+ Với: t = 0 \Leftrightarrow \left| {\sin x} \right| = 0 \Leftrightarrow \sin x = 0 \Leftrightarrow x = k\pi ,{\rm{ }}k \in \mathbb{Z}

+ Với:

 \begin{array}{l} t = \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left| {\sin x} \right| = \frac{1}{2} \Leftrightarrow {\sin ^2}x = \frac{1}{4} \Leftrightarrow \frac{{1 - \cos 2x}}{2} = \frac{1}{4}\\ \Leftrightarrow \cos 2x = \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {2x = \frac{\pi }{3} + k2\pi }\\ {2x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi } \end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = \frac{\pi }{6} + k\pi }\\ {x = - \frac{\pi }{6} + k\pi } \end{array}} \right.,k \in \mathbb{Z} \end{array}

Vậy nghiệm của (1) là: x = k\pi ,x = \frac{\pi }{6} + k\pi ,x = - \frac{\pi }{6} + k\pi ,\left( {k \in\mathbb{Z} } \right)

2. Giải phương trình: \left| {\cos x - \sin x} \right| - \cos x\sin x = 1(2)

Giải:

Đặt t = \left| {\cos x - \sin x} \right|,{\rm{ }}0 \le t \le \sqrt 2

Khi đó: \sin x\cos x = \frac{{1 - {t^2}}}{2}

(2) \Leftrightarrow t - \frac{{1 - {t^2}}}{2} = 1 \Leftrightarrow {t^2} + 2t - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {t = 1{\rm{ }}}\\ {t = - 3(loai)} \end{array}} \right.

Với:

 \begin{array}{l} t = 1 \Leftrightarrow \left| {\cos x - \sin x} \right| = 1 \Leftrightarrow {\left( {\cos x - \sin x} \right)^2} = 1\\ \Leftrightarrow 1 - \sin 2x = 1 \Leftrightarrow \sin 2x = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}\end{array}

Vậy nghiệm của (2) là: x = \frac{{k\pi }}{2},\left( {k \in\mathbb{Z} } \right)

3. Giải phương trình: \sqrt {2 + \cos x + \sqrt 3 \sin 2x} = \sin x + \sqrt 3 \cos x(3)

Giải:

\begin{array}{l} (3) \Leftrightarrow \sqrt {2\left( {1 + \frac{1}{2}\cos 2x + \frac{{\sqrt 3 }}{2}\sin 2x} \right)} = 2\left( {\frac{1}{2}\sin x + \frac{{\sqrt 3 }}{2}\cos x} \right)\\ \Leftrightarrow \sqrt {2\left[ {1 + \cos \left( {2x - \frac{\pi }{3}} \right)} \right]} = 2\cos \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right)\\ \Leftrightarrow \left| {\cos \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right)} \right| = \cos \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) \Leftrightarrow \cos \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) \ge 0\\ \Leftrightarrow - \frac{\pi }{2} + k2\pi \le x - \frac{\pi }{6} \le \frac{\pi }{2} + k2\pi \Leftrightarrow - \frac{\pi }{3} + k2\pi \le x \le \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi ,{\rm{ }}k \in\mathbb{Z} \end{array}

Vậy tập nghiệm của phương trình (3) là: - \frac{\pi }{3} + k2\pi \le x \le \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \left( {k \in\mathbb{Z} } \right)

4. Giải phương trình:

\left| {2\cos x - 1} \right| + \left| {2\sin x - 1} \right| = 2\sqrt 2 \cos \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right)(4)

Giải:

Ta có: 

\begin{array}{l} 2\sqrt 2 \cos \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) = 2\left( {\cos x - \sin x} \right)\\ = \left( {2\cos x - 1} \right) + \left( {1 - 2\sin x} \right) \end{array}

Khi đó:

\begin{array}{l} (4) \Leftrightarrow \left| {2\cos x - 1} \right| + \left| {2\sin x - 1} \right| = \left( {2\cos x - 1} \right) + \left( {1 - 2\sin x} \right)\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {2\cos x - 1 \ge 0}\\ {1 - 2\sin x \ge 0} \end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {\cos x \ge \frac{1}{2}}\\ {\sin x \le \frac{1}{2}} \end{array}} \right. \Leftrightarrow - \frac{\pi }{3} + k2\pi \le x \le \frac{\pi }{6} + k2\pi ,{\rm{ }}k \in \mathbb{Z} \end{array}

Vậy tập nghiệm của (4) là: - \frac{\pi }{3} + k2\pi \le x \le \frac{\pi }{6} + k2\pi ,\left( {k \in\mathbb{Z} } \right).

(Mod Toán)