Làm sao để "ăn điểm" môn Sinh?
09/03/2016 15:00» 3 bí kíp để chinh phục đề thi Toán đại học
» Những kiến thức cần nắm của môn Hóa
» Ôn thi môn Toán đạt hiệu quả cao với kĩ năng
Về phần ôn tập
Đối với những câu lí thuyết, ở đây là những câu thiên về lý thuyết thuần với nội dung kiến thức tập trung ở sách giáo khoa hay những câu bài tập vận dụng như tính số lượng nucleotit hay số nhiễm sắt thể,… thì các em đều phải có được một nền tảng kiến thức thật vững chắc và bảo đảm rằng mình đã thuộc như cháo những công thức cũng như là có được những hướng suy luận nhanh chóng và đúng hướng.
Phần di truyền
Phần này chiếm tỉ lệ 60% đề thi. Để ăn điểm phần này thí sinh cần nắm vững lí thuyết ở chương 1, 2, 3, 4, 5 của chương trình lớp 12 ngoài ra các em nên xem phải phần kiến thức về chức năng của protein, cơ chế giảm phân, nguyên phân, AND, mARN để đạt điểm tuyệt đối các em nhé!
Đối với phần tiến hóa
Phần này gồm có 10 câu hỏi, sẽ tập trung ở chương 1 và 2 của chương trình chuẩn và ở chương trình nâng cao thì chú ý nội dung kiến thức từ bài 32 đến bài 46. Các em cần phải phân biệt được các khái niệm lý thuyết để có thể ăn trọn điểm phần này các em nhé!
Rà soát đề 1 loạt
Đọc lướt một lượt các câu hỏi ngay sau khi nhận đề. Vừa đọc, các em có thể vừa làm với những câu lý thuyết hoặc những câu “tủ” để tiết kiệm thời gian. Theo tính toán thì các em chỉ có khoảng 1,8 phút cho mỗi câu hỏi trong bài thi trắc nghiệm của mình. Mỗi câu hỏi sẽ có dung lượng điểm như nhau nên các em đừng “bên trọng bên khinh” mà đặt nhiều thời gian cho câu này hay câu kia nhé!
Nhưng dù cho các em làm gì thì điều quan trọng vẫn phải là đọc kĩ đề, ứng dụng đúng kiến thức của mình và dạng bài tập đó tránh xảy ra sai sót đáng tiếc các em nhé!
Phương pháp loại trừ
Dùng phương pháp loại trừ cho những câu mà các em phân vân và không biết câu trả lời chính xác. Sử dụng các phân tích và tư duy trong trường hợp này để định vị được đáp án các em nhé!
Với những câu tính toán thì bên cạnh việc nhớ công thức, các em nên cẩn thận trong việc sắp xếp những con số ấy, nên ghi ra giấy, tính toán kĩ lưỡng rồi mới chọn đáp án nhé! Và điều đặc biệt hơn nữa đó là vì môn Sinh là môn thi trắc nghiệm, nên nếu các em không biết làm hoặc hết giờ mà vẫn chưa làm kịp thì hãy cứ khoanh đại đáp án nào đó đi nhé! Yếu tố may rủi đôi khi cũng “cứu vớt” được các em đấy! Tuyệt đối không được bỏ trống nhé!
Môn Sinh là môn thi trắc nghiệm nên không phải diễn giải, trình bày nhưng đặc biệt các em phải học thuộc, nắm chắc và hiểu đúng vấn đề. Thi trắc nghiệm kiến thức dàn trải nên các em không nên bỏ qua phần nào trong sách giáo khoa. Chúc các em đạt kết quả cao!
BQT HỌC247
TIN LIÊN QUAN
- Học và thi môn giáo dục công dân không khó (06/03)
- Bảng nhận biết các chât hữu cơ (15/11)
- Tổng hợp công thức Vật lý lớp 12 (14/11)
- Bí quyết viết mở bài môn Ngữ Văn (14/11)
- Những lời chúc bằng tiếng Anh cực ý nghĩa gửi tặng thầy cô nhân ngày 20/11 (14/11)
- 'House' và 'Home' trong tiếng Anh (11/11)
- Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12 (11/11)
- 9 bước để ghi nhớ mọi nội dung học hiệu quả (10/11)
TIN XEM NHIỀU
- Đề cương lớp 12 – Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán THPT Yên Phong-Bắc Ninh
- Tóm tắt công thức Giải tích lớp 12
- Luyện tập bình giảng từng đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu
- Trắc nghiệm sóng dừng và sóng âm căn bản
- Giải nhanh Hóa học bằng máy tính Casio
- Thi Trắc nghiệm Online trên HỌC247
- Học thế nào nếu phương án thi 2017 là thi bài tổng hợp
- Những lợi ích của việc luyện thi trực tuyến