Những kiến thức cần nắm của môn Hóa
07/03/2016 15:00» Học môn Toán hiệu quả qua phương pháp
» Để thi tốt môn Sinh trong kỳ thi THPT
» Phương pháp làm bài môn Hóa nhanh hơn
» Cách học tốt môn Vật lý
Hóa trị, công thức các chất, phân loại các chất
Hóa trị của các nguyên tố là một điều quan trọng trong bộ môn Hóa. Nếu không thuộc hóa trị thì các em viết công thức hóa học sai dẫn đến việc viết PTHH sai, làm sai các bài tập. Do đó các em cần phải học thuộc hóa trị các chất, biết lập công thức hóa học.
Phương trình hoá học
Đây có thể nói là thứ làm nên môn Hoá. Nếu không biết phương trình là gì sẽ không đoán được sản phẩm. Cùng một phản ứng với điều kiện khác nhau tạo ra sản phẩm khác nhau. Cảm thấy nó phiền phức và không muốn học? Đó chính là một trong những lý do các em học không tốt bộ môn. Các em phải biết môn Hoá không giống Toán. Nếu các em nghĩ lý thuyết môn Hoá là không cần thiết thì đó là một suy nghĩ sai lầm. Và các phản ứng sẽ chứng tỏ điều đó. Việc các em không nắm rõ các phản ứng hóa học là yếu tố quyết định khoảng 50% kết quả môn Hoá.
Tuy nhiên không phải là cứ cầm cuốn sách và học vẹt các phương trình như HCl + NaOH → NaCl + H2O là các em thuộc bài. Các em nên học bằng cách tổng quát những chất có cùng tính chất hóa học đó.
Ví dụ: Với PTHH trên có thể thay bằng Axit + Bazơ → Muối + H2O. Sau khi đã thuộc tính chất chung này rồi thì các em có thể học được rất nhiều PTHH tương tự như thế, có thể dự đoán được sản phẩm tạo thành của các phản ứng.
Đối với những phương trình nào có các điều kiện khác nhau, tạo sản phẩm khác nhau thì các em nên lấy sổ tay, hoặc các tờ giấy A4 ra và viết chúng lên đó, khi nào cần có thể lấy ra xem. Tổng hợp kiến thức là một điều cực kỳ quan trọng.
Các công thức tính toán
Đối với các môn tự nhiên công thức là một phần không thể thiếu. Nếu các em không thuộc thì giáo viên không có cách nào giúp được.
Ví dụ: trong biểu thức tính C% = khối lượng chất tan x 100% / khối lượng dung dịch. Có nhiều HS vẫn chưa biết khối lượng dung dịch tính như thế nào. Mặc dù chỉ đơn giản là khối lượng dung dịch = tổng khối lượng chất tham gia – khối lượng kết tủa (nếu có) – khối lượng khí thoát ra (nếu có).
Rõ ràng HS biết công thức tính, nhưng lại không thể áp dụng được nó. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến HS không thể đạt điểm cao được.
Để học thuộc các công thức tính toán thì các em nên viết vào sổ tay, áp dụng các công thức này vào việc giải một số bài toán. Qua một số bài tập thì các em có thể hiểu được các trường hợp áp dụng và thuộc được công thức.
Phương pháp học thì có rất nhiều, nhưng ngay từ bây giờ các em hãy vạch ra một phương pháp để tự áp dụng đối với bản thân mình. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ được HỌC247 đúc kết để giúp các em tham khảo về phương pháp tự học môn Hóa có hiệu quả hơn và hãy học với thông điệp này: “Điều tôi nghe tôi quên. Điều tôi nhìn tôi nhớ. Điều tôi làm tôi hiểu”.
BQT HỌC247
TIN LIÊN QUAN
- Học và thi môn giáo dục công dân không khó (06/03)
- Bảng nhận biết các chât hữu cơ (15/11)
- Tổng hợp công thức Vật lý lớp 12 (14/11)
- Bí quyết viết mở bài môn Ngữ Văn (14/11)
- Những lời chúc bằng tiếng Anh cực ý nghĩa gửi tặng thầy cô nhân ngày 20/11 (14/11)
- 'House' và 'Home' trong tiếng Anh (11/11)
- Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12 (11/11)
- 9 bước để ghi nhớ mọi nội dung học hiệu quả (10/11)
TIN XEM NHIỀU
- Đề cương lớp 12 – Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán THPT Yên Phong-Bắc Ninh
- Tóm tắt công thức Giải tích lớp 12
- Luyện tập bình giảng từng đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu
- Trắc nghiệm sóng dừng và sóng âm căn bản
- Giải nhanh Hóa học bằng máy tính Casio
- Thi Trắc nghiệm Online trên HỌC247
- Học thế nào nếu phương án thi 2017 là thi bài tổng hợp
- Những lợi ích của việc luyện thi trực tuyến