Giúp thí sinh "ăn điểm" với phần nhận xét biểu đồ
25/02/2016 09:42» Bí quyết đạt điểm cao môn Văn
» Cách sử dụng Atlat Địa lí hiệu quả
» Bí quyết học bài thi môn Địa lí
Nên nhận xét tập trung:
Về nguyên tắc chung, biểu đồ thể hiện cái gì thì phần nhận xét nên tập trung vào nội dung đó. Tuy nhiên, mỗi loại biểu đồ lại có yêu cầu về kĩ năng phân tích, nhận xét khác nhau. Cụ thể như: biểu đồ yêu cầu thể hiện sự so sánh qui mô giữa các đối tượng địa lí, khi so sánh phải tính bằng lần. Biểu đồ thể hiện sự so sánh giữa các đối tượng địa lí nhưng vẽ bằng giá trị tương đối (%), khi so sánh phải tính ra giá trị trung bình, sau đó so sánh các thành phần với giá trị trung bình với nhau. Đối với biểu đồ cột thể hiện động thái phát triển của đối tượng nên nhận xét xu hướng phát triển, tình hình phát triển ổn định hay không ổn định, nhanh hay chậm. Đồng thời, khi nhận xét biểu đồ các em cần nêu lên mối quan hệ giữa các đối tượng được thể hiện trên biểu đồ, so sánh về xu hướng, nhịp độ và tốc độ phát triển giữa các đối tượng địa lý với nhau.
Nếu có từ 2 biểu đồ tròn trở lên thì trong phần nhận xét các em cần khái quát chung cho các biểu đồ. Sau đó, nhận xét sự thay đổi về cơ cấu theo thời gian và không gian, thành phần nào tăng hoặc thành phần nào giảm. Nếu có một số thành phần cùng giảm thì thành phần nào giảm nhiều hơn, cùng tăng thì thành phần nào tăng nhiều hơn. Nếu trong bài tập có yêu cầu “nhận xét về sự thay đổi quy mô và cơ cấu” thì cần phải dựa thêm vào bảng số liệu để so sánh.
Đối với biểu đồ miền vẽ theo số liệu tương đối các em cần nhận xét khái quát về sự so sánh tỉ trọng giữa các thành phần trong cơ cấu, thành phần nào chiếm tỉ trọng lớn nhất, nhỏ nhất hoặc cao hơn, thấp hơn. Cùng với đó, cũng nên nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu cho cả thời kì. Nếu có sự thay đổi đột xuất cần chia ra thành các giai đoạn rồi nhận xét cụ thể.
Giải thích thuyết phục:
Để phần giải thích có thêm tính thuyết phục các em cần phải có những kiến thức địa lí liên quan, phải xác định được đối tượng được biểu hiện trên biểu đồ chịu tác động bởi những yếu tố nào, nên chú ý đến những yếu tố riêng của từng giai đoạn. Theo đó, với biểu đồ có từ hai đối tượng trở lên, các em nên có bảng chú giải và lập thành bảng riêng để bảo đảm tính mỹ thuật. Các kí hiệu trong bảng chú giải phải tương ứng với kí hiệu trên biểu đồ, tùy từng biểu đồ mà hình dạng các kí hiệu khác nhau.
Lưu ý khi ghi tên biểu đồ: tên biểu đồ các em có thể ghi ở phần trên hoặc dưới biểu đồ. Tuy nhiên, tên biểu đồ được đặt theo yêu cầu trong đề bài và phải phản ánh được ba khía cạnh: cái gì, ở đâu và khi nào?
Như vậy, hôm nay HỌC247 đã giúp cho các em hiểu rõ và bổ sung thêm những kiến thức về phần nhận xét biểu đồ, chúc các em tự tin và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới nhé!
BQT HỌC247
TIN LIÊN QUAN
- Học và thi môn giáo dục công dân không khó (06/03)
- Bảng nhận biết các chât hữu cơ (15/11)
- Tổng hợp công thức Vật lý lớp 12 (14/11)
- Bí quyết viết mở bài môn Ngữ Văn (14/11)
- Những lời chúc bằng tiếng Anh cực ý nghĩa gửi tặng thầy cô nhân ngày 20/11 (14/11)
- 'House' và 'Home' trong tiếng Anh (11/11)
- Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12 (11/11)
- 9 bước để ghi nhớ mọi nội dung học hiệu quả (10/11)
TIN XEM NHIỀU
- Đề cương lớp 12 – Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán THPT Yên Phong-Bắc Ninh
- Tóm tắt công thức Giải tích lớp 12
- Luyện tập bình giảng từng đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu
- Trắc nghiệm sóng dừng và sóng âm căn bản
- Giải nhanh Hóa học bằng máy tính Casio
- Thi Trắc nghiệm Online trên HỌC247
- Học thế nào nếu phương án thi 2017 là thi bài tổng hợp
- Những lợi ích của việc luyện thi trực tuyến