Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Cách sử dụng Atlat Địa lí hiệu quả

25/02/2016 19:00

 » Cách làm bài Địa lí đạt điểm cao
 » Bí quyết để nhớ bài môn Địa lý
 » Kỹ năng làm bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Atlat là phương tiện học tập rất cần thiết và hữu ích đối với các em học sinh trong kỳ thi tuyển sinh tốt nghiệp THPT sắp tới. Bởi vì Atlat hỗ trợ đến 70% lượng kiến thức môn Địa lí và chiếm 50% số điểm trong bài thi nên các em cần biết khai thác và sử dụng hiệu quả. Thay vì phải nhớ hết số liệu trong chương trình, HỌC247 khuyên các em hãy dành thời gian để học quyển Atlat này.

Nắm chắc các ký hiệu trong chú thích của bản đồ:

Các em cần nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp… của quyển Atlat và cố gắng nhớ được càng nhiều kí hiệu càng tốt.

Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat:

Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng và diện tích của các ngành kinh tế, các em cần biết cách khai thác các biểu đồ trong bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết.

Đọc kỹ câu hỏi và áp dụng vào Atlat:

Tất cả các câu hỏi có liên quan đến việc trình bày, phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó… đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời. Các câu hỏi khác có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, các em đều có thể tìm thấy một vài số liệu ở các biểu đồ trong Atlat.

Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi:

Đối với các dạng câu hỏi như: “Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta” hoặc “Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta?” các em chỉ cần sử dụng một trang bản đồ của Atlat để trả lời là đủ. Ngoài ra, các em cần lựa chọn những bản đồ phù hợp và loại bỏ những bản đồ không phù hợp ra ngoài. Ví dụ như: khi đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp, các em có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư… nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản. Hay khi đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu…

Ngược lại các câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành như: đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng, các em không chỉ sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp này mà còn sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này với các ngành công nghiệp khác, sử dụng bản đồ sông ngòi để thấy tiềm năng phát triển thủy điện…

Vì vậy, khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, các em cần hình thành và rèn luyện các kĩ năng trên, từ đó rút ra những nhận xét cần thiết, đối chiếu các trang bản đồ để trình bày, mô tả tổng hợp về các đối tượng Địa lí và phân bố các hiện tượng, sự vật Địa lí. Để hoàn thành mục tiêu to lớn của mình thì việc trang bị kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat trong học tập địa lí là một điều tất yếu mà các em phải thực hiện.

Chúc các em thành công!

BQT HỌC247