Điều cân nhắc khi chọn ngành dự thi
07/03/2016 10:30» “Giữa ngành và trường, chọn cái nào trước?
» Cách đạt “phong độ” học tập ở đỉnh điểm cao nhất khi kỳ thi diễn ra
» Giai đoạn tăng tốc cho học sinh lớp 12
» Chạy nước rút ôn thi tốt nghiệp THPT
» Cách thức xét tuyển theo nhóm trường
Học sinh H.Đức Trọng (Lâm Đồng) đặt câu hỏi tại chương trình Tư vấn mùa thi - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Chương trình đã thu hút gần 2.000 học sinh (HS) lớp 12 tại H.Đức Trọng.
Cân nhắc kỹ khi chọn sư phạm
Do đọc được nhiều thông tin về tình trạng thất nghiệp của sinh viên sư phạm, HS Nguyễn Thu Hương, Trường THPT Đức Trọng, khá lo lắng: “Em rất thích làm giáo viên nhưng tình trạng thất nghiệp cao như vậy, em có nên đăng ký hay không? Có ngành học sư phạm nào mà cơ hội việc làm cao? Khi học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, em có phải đóng học phí?”. PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Thực tế có hiện tượng nhiều sinh viên sư phạm không kiếm được việc làm, điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu nhân lực từng cấp học, môn học ở các địa phương”. Tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng cũng cho hay nếu học ngành sư phạm, sinh viên được miễn học phí, nếu học các ngành ngoài sư phạm tại trường thì mức học phí từ 6 - 7,3 triệu đồng/năm.
Nói về nhu cầu tuyển dụng giáo viên của tỉnh Lâm Đồng, ông Huỳnh Quang Long, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh, chia sẻ: “Hiện nay, số lượng trường lớp, HS trong tỉnh không tăng, lượng giáo viên đã đáp ứng đủ. Năm 2015 tỉnh không tuyển dụng thêm giáo viên nào. Tuy nhiên, trong những năm tới vẫn có nhu cầu giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học và một số môn học mới, nhưng số lượng ít”.
Tiến sĩ Kim Hồng đưa ra lời khuyên, thí sinh cần cân nhắc và lựa chọn kỹ khi quyết định chọn ngành học sư phạm, vì đây là một nghề vất vả. “Theo một nghiên cứu, giáo viên bậc tiểu học và mầm non làm việc gấp 1,7 lần, bậc THCS gấp 1,5 lần và bậc THPT gấp 1,3 lần so với người làm công việc khác”, tiến sĩ Kim Hồng thông tin.
Ưu thế cho nữ học kỹ thuật
Câu hỏi của HS Lê Thu Hà, Trường THPT Đức Trọng đã nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của toàn thể HS có mặt tại sân trường. Thu Hà thắc mắc: “Là nữ mà làm việc trong môi trường kỹ thuật thì có nhiều rào cản hay không? Nếu em đăng ký học Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, trong quá trình học và sau này làm việc có được ưu tiên hay không?”. Tiến sĩ Lê Thanh Phúc, Trưởng khoa Đào tạo chất lượng cao Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, giải đáp: “Nữ có thể học được tất cả các ngành kỹ thuật, thậm chí là học rất tốt. Hiện nay, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM là 1 trong 5 đối tác của Intel, đã nhận được rất nhiều thông tin hay từ doanh nghiệp này. Đại diện của Intel cho biết phụ nữ làm việc các ngành kỹ thuật đã hỗ trợ công việc cho các đồng nghiệp nam rất hiệu quả. Chẳng hạn trong ngành cơ khí, các nhân viên nữ tham gia thiết kế ô tô giúp cho sản phẩm có sự mềm mại, uyển chuyển chứ không thô cứng. Tại các dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp này có rất nhiều lao động nữ. Số lượng sản phẩm hư, lỗi vì thế giảm đáng kể do tính cẩn thận, tỉ mỉ của phụ nữ, tiết kiệm được nhiều chi phí”. Bên cạnh đó, nữ làm trong môi trường có nhiều nam giới nên sẽ được… cưng chiều hơn và cơ hội tìm kiếm bạn đời là rất cao.
Như Ngọc, HS Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, băn khoăn ngoại hình có ảnh hưởng đến nghề nghiệp, đặc biệt trong ngành du lịch. Tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà, Giám đốc thông tin Trường ĐH Văn Lang, cho rằng ngoại hình tuy cần thiết nhưng kỹ năng, khả năng làm việc quan trọng hơn và cần được rèn luyện theo thời gian.
Không đủ điểm vào trường chính, có được chuyển sang cơ sở địa phương ?
Trả lời các câu hỏi về học ngành nào để có thể làm việc trong lĩnh vực trồng cây xanh, trồng rừng… ngay tại quê nhà, thạc sĩ Mai Hải Châu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Lâm nghiệp - cơ sở 2, thông tin: “Lâm Đồng là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất khu vực phía nam. Có 3 ngành học giúp em có thể làm việc trong lĩnh vực này, đó là lâm sinh, công nghệ sinh học và kiến trúc cảnh quan. Tốt nghiệp những ngành này, các em có đủ năng lực để làm những việc như lai tạo giống cây trồng, thiết kế thi công các công trình đô thị lâm nghiệp...”.
Đối với các ngành học kiến trúc, nhiều HS muốn học tại TP.Đà Lạt để được gần nhà nên băn khoăn việc xét tuyển ngành học này tại Lâm Đồng có khác với tại TP.HCM hay không. Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Phó phòng Đào tạo và công tác sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cho biết: “Trường có đào tạo 2 ngành tại TP.Đà Lạt, đó là kiến trúc và kỹ thuật xây dựng, dành cho thí sinh có hộ khẩu của 5 tỉnh Tây nguyên. Đối với ngành kiến trúc, thí sinh phải đăng
ký thi môn năng khiếu do trường tổ chức, thời gian đăng ký từ 5.3 - 5.6 và thi vào các ngày 9, 10, 11.7. Cách thức xét tuyển ở 2 nơi giống nhau nhưng điểm chuẩn có sự chênh lệch”. Do đó, theo thạc sĩ Tuấn, ngay khi nộp phiếu xét tuyển, thí sinh của 5 tỉnh Tây nguyên nếu muốn học tại Lâm Đồng sẽ phải đăng ký nguyện vọng. Trong trường hợp thí sinh không đủ điểm đậu tại TP.HCM sẽ được xét tuyển tại Lâm Đồng, do điểm chuẩn của khu vực này thường thấp hơn.
(Theo thanhnien.vn)
TIN LIÊN QUAN
- Tuyển sinh ĐH 2018 không còn khối xét tuyển truyền thống? (31/08)
- Cơ sở ĐH Nội vụ Hà Nội tại TP HCM tuyển sinh đại học năm 2017 (30/08)
- ĐH KHTN TP.HCM tuyển sinh liên thông đại học ngành CNTT (24/08)
- Đề xuất tách thi đại học và thi tốt nghiệp THPT (22/08)
- Điểm chuẩn bổ sung ĐH Mở TP.HCM và Tôn Đức Thắng tăng (18/08)
- Năm 2018 sẽ có điểm sàn riêng với các trường sư phạm (17/08)
- ĐH Sư phạm TP.HCM xét tuyển bổ sung 9 ngành (17/08)
- Nhiều đại học tuyển bổ sung chỉ tiêu (15/08)
TIN XEM NHIỀU
- Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM
- Danh sách các trường THPT Chuyên toàn quốc
- Phương pháp học để thi THPT Quốc gia 2017 hiệu quả nhất
- Chính thức công bố đề thi minh họa THPT Quốc gia 2017
- Thi THPT quốc gia 2017: Trừ Văn thi tự luận, còn lại trắc nghiệm
- Bộ GD&ĐT đề xuất thay đổi cơ cấu hệ thống giáo dục Quốc dân
- Sẽ có nhiều thay đổi xét tuyển đại học cao đẳng 2016
- Phương án tuyển sinh Đại học FPT năm 2016