Sẽ có nhiều thay đổi xét tuyển đại học cao đẳng 2016
23/02/2016 09:42Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Tăng cường quyền tự chủ các trường ĐH, CĐ
GD&TĐ - Chiều nay 20/10, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo quý 3 năm 2015 với sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển và Thứ trưởng Bùi Văn Ga. Hàng loạt vấn đề được các cơ quan báo chí nêu ra liên quan đến nhiều cấp học đã được đại diện Bộ GD&ĐT giải đáp. Trong đó đáng lưu ý là những thông tin về công tác tuyển sinh ĐH, CĐ.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 cơ bản thành công. Một số trục trặc nhỏ trong công tác xét tuyển, chúng ta đã có phương án xử lý kịp thời.
Trong hội nghị tuyển sinh vào ngày 22/10 tới, Bộ và các trường sẽ bàn thảo giải pháp khi “thả” cho các trường tự xét tuyển, khi thí sinh được tự do đăng ký.
Dự kiến không cấp giấy báo điểm, Thí sinh tự do đăng ký vào các trường
Thứ trưởng Ga tiết lộ dự kiến sẽ bỏ giấy báo điểm thi, cho thí sinh tự do đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016.
Theo đó, đến mùa tuyển sinh năm 2016, thí sinh có thể tùy chọn số trường, số nguyện vọng xét tuyển tương tự như cách tuyển sinh của nhiều nước phát triển.
"Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, các trường ĐH, CĐ sẽ tự chủ xác định xét tuyển, Bộ không cấp giấy báo điểm, làm thủ tục như vừa rồi", Thứ trưởng Bùi Văn Ga thông tin về dự kiến phương án tuyển sinh mới.
“Nếu một em đăng ký 10 trường thì sẽ có 1 em trúng tuyển nhưng 9 em khác sẽ trượt. Bộ và các trường sẽ bàn bạc các biện pháp chống ảo khi áp dụng các giải pháp trên. Ví dụ như sẽ chia thành đợt xét tuyển của từng nhóm trường từ cao xuống thấp. Khuyến khích các trường top trên liên kết với nhau làm công tác tuyển sinh. Ví dụ như năm nay có thể thấy có khoảng 30 trường thu hút thí sinh nhất, thí sinh chủ yếu rút - nộp hồ sơ ở các trường này thôi. Năm tới, 30 trường này có thể liên kết, nếu thí sinh đã trúng tuyển vào trường này rồi sẽ không xét ở trường khác nữa…
Do đó, chúng ta phải bàn thảo giải pháp chống ảo khi các trường tự chủ xét tuyển, như chia các đợt xét tuyển với các mức điểm khác nhau, hoặc khuyến khích các trường top trên liên kết, tự phối hợp trong công tác tuyển sinh…
Làm sao để một mặt tăng quyền lợi cho thí sinh, mặt khác, đảm bảo không quá ảo, gây khó khăn cho xét tuyển…
Bộ GD&ĐT có giải pháp như thế nào với các trường nhiều năm liền không tuyển sinh được?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Một số trường nhiều năm liền tuyển sinh rất khó khăn, nếu cứ như vậy sẽ rất lãng phí nguồn lực cả cơ sở vật chất và đội ngũ.
Vì thế, một trong những nhiệm vụ trọng tâm với giáo dục đại học năm học tới sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị tổng kết năm học 2014 – 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 khối ĐH, CĐ là việc cơ cấu, sắp xếp lại các trường cho phù hợp, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, đảm bảo chất lượng đào tạo.
TIN LIÊN QUAN
- Tuyển sinh ĐH 2018 không còn khối xét tuyển truyền thống? (31/08)
- Cơ sở ĐH Nội vụ Hà Nội tại TP HCM tuyển sinh đại học năm 2017 (30/08)
- ĐH KHTN TP.HCM tuyển sinh liên thông đại học ngành CNTT (24/08)
- Đề xuất tách thi đại học và thi tốt nghiệp THPT (22/08)
- Điểm chuẩn bổ sung ĐH Mở TP.HCM và Tôn Đức Thắng tăng (18/08)
- Năm 2018 sẽ có điểm sàn riêng với các trường sư phạm (17/08)
- ĐH Sư phạm TP.HCM xét tuyển bổ sung 9 ngành (17/08)
- Nhiều đại học tuyển bổ sung chỉ tiêu (15/08)
TIN XEM NHIỀU
- Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM
- Danh sách các trường THPT Chuyên toàn quốc
- Phương pháp học để thi THPT Quốc gia 2017 hiệu quả nhất
- Chính thức công bố đề thi minh họa THPT Quốc gia 2017
- Thi THPT quốc gia 2017: Trừ Văn thi tự luận, còn lại trắc nghiệm
- Bộ GD&ĐT đề xuất thay đổi cơ cấu hệ thống giáo dục Quốc dân
- Sẽ có nhiều thay đổi xét tuyển đại học cao đẳng 2016
- Phương án tuyển sinh Đại học FPT năm 2016