Để ghi nhớ môn Sử dễ dàng hơn
26/09/2016 16:34» Nhà thơ Thanh Thảo nói về bài thơ: “Đàn ghi-ta của Lorca”
» Để làm tốt phần đọc hiểu môn Văn
» Những điểm cần lưu ý khi làm bài nghị luận văn học
Dưới đây hoàn toàn là những bí kiếp của mình – một đứa đã thi đại học khối C. Bí kiếp này được đúc kết bằng kinh nghiệm 12 năm “xương máu” của mình và suốt 4 năm “lăn lộn” trên giảng đường đại học. Cho đến bây giờ, khi mình đi dạy kèm tại nhà, vẫn áp dụng các chiêu này để giúp các bé học thuộc bài nhanh hơn. Các bạn tham khảo nhé!
1. Học các môn tự nhiên trước khi học thuộc
Thực ra, mình cũng chẳng hiểu vì sao lại có chuyện lạ đời này, nhưng các bạn hãy thử đi. Trước khi muốn học thuộc bài một môn học hãy giải các bài tập, toán, lí, hóa trước. Nó sẽ giúp đẩu óc bạn hoạt động nhạy bén, và ghi nhớ nhanh hơn.
Bản thân mình, nếu hôm đó không có bài tập các môn tự nhiên, thì trước khi muốn học thuộc bài mình cũng phải lôi một bài toán ra giải trước rồi mới bắt đầu học các môn thuộc bài.
2. Ghi nhớ môn Sử bằng cách gắn thời gian của nó vào các cột thời gian mình thường nhớ
Các bạn hãy ghi nhớ ngày tháng trong lịch sử bằng cách gắn ngày tháng đó vào các ngày sinh nhật bạn bè, người thân, hay các ngày tháng quan trọng.
Ví dụ:
- Mình có thằng bạn sinh ngày 9 tháng 2, hình như ngày này mình đã thấy đâu đó khi đọc sách sử. Đúng rồi, đó là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 do Nguyễn Thái Học đứng đầu mà.
- Còn nhỏ Lan lớp mình sinh ngày 7 tháng 5. Cố nhớ xem có trùng vào sự kiện nào không nhỉ? À, ngày đó chẳng phải là ngày kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 sao!
- Hoặc như, sinh nhật mình ngày 21.8 thì để ghi nhớ ngày kí hiệp định Giơ-ne-vơ thì mình có thể nhẩm “à, kí hiệp định trước sinh nhật mình 1 tháng” …
Với cách nhớ trên, các bạn vừa có thể nhớ lâu ngày sinh nhật của bạn bè mình, lại vừa có thể nhớ các mốc sự kiện một cách lâu nhất.
3. Nhớ 1 được 2
Với nhiều sự kiện chỉ cần nhớ 1, ta sẽ nhớ sự kiện kia. Chỉ cần các bạn tìm ra cách thức liên kết 2 sự kiện ấy.
Ví như ngày 27 tháng 1 (1973) là ngày kí Hiệp định Pari, đảo lại, ngày 21 tháng 7 (1954) là ngày kí Hiệp định Giơnevơ; Ngày 2 tháng 9 (1945) Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đảo lại ngày 9 tháng 2 (1930) là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái…
Với cách này, bạn cần tìm chính xác từng cặp đôi sự kiện rồi xem xét để xâu chuỗi chúng lại với nhau theo một sợi dây chung dễ nhớ nhất.
4. Xem phim tài liệu
Hãy xem những cuốn phim tài liệu về Chiến tranh ở Việt Nam, về Chiến dịch Điện Biên Phủ, về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử…và nhiều cuốn phim tài liệu lịch sử khác. Đó cũng là một cách ghi nhớ lịch sử trực quan, sinh động.
Những thước phim sống động sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng hơn, với ấn tượng mạnh hơn mà không hề cảm thấy khô khan như tiếp thu trên trang sách.
Tương tự với “giáo trình” hấp dẫn ấy, bạn có thể học Sử qua tranh ảnh…, nếu có điều kiện bạn hãy tới thăm quan Bảo tàng quân sự Việt Nam để khắc sâu hơn các kiến thức mình đã học trên lớp.
5. Cuối cùng: Hệ thống kiến thức trước khi đi ngủ
Đây có thể nói là thói quen tốt mà ba mình đã tập cho mình từ bé. Bạn hãy dành ít nhất 10 phút trước khi đi ngủ để hệ thống lại khối kiến thức đã thu lượm được trong ngày hoặc mới vừa học xong. Không chỉ riêng môn Sử mà tất cả các môn học mình đều có thói quen này.
Cố gắng nhớ lại trong đầu những sự kiện, như hôm nay mình học về chiến dịch Biên giới thu đông 1950, chiến dịch ấy bắt đầu ngày 16 tháng 9; mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê…
Kết thúc chiến dịch ta tiêu diệt và bắt sống trên 11.500 tên, thu trên 3000 tấn vũ khí, giải phóng thêm 4000km2 đất đai và 35 vạn dân…
Cái nào không nhớ, các bạn chịu khó xuống lật lại để ôn tập một chút rồi mới ngủ được nhé! Chỉ với ít phút đó bạn có thể khắc sâu kiến thức thêm một lần nữa. Hôm sau, nếu có thời gian, sau khi hệ thống kiến thức của ngày đó, bạn có thể hệ thống kiến thức đã học của ngày hôm kia, rồi ngày hôm kìa…
Học Sử có khó như bạn nghĩ? Hãy tìm tòi và trải nghiệm với những phương pháp mới, thì học thuộc bài không bao giờ là quá khó đối với các bạn nữa.
Mod Văn
TIN LIÊN QUAN
- Học và thi môn giáo dục công dân không khó (06/03)
- Bảng nhận biết các chât hữu cơ (15/11)
- Tổng hợp công thức Vật lý lớp 12 (14/11)
- Bí quyết viết mở bài môn Ngữ Văn (14/11)
- Những lời chúc bằng tiếng Anh cực ý nghĩa gửi tặng thầy cô nhân ngày 20/11 (14/11)
- 'House' và 'Home' trong tiếng Anh (11/11)
- Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12 (11/11)
- 9 bước để ghi nhớ mọi nội dung học hiệu quả (10/11)
TIN XEM NHIỀU
- Đề cương lớp 12 – Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán THPT Yên Phong-Bắc Ninh
- Tóm tắt công thức Giải tích lớp 12
- Luyện tập bình giảng từng đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu
- Trắc nghiệm sóng dừng và sóng âm căn bản
- Giải nhanh Hóa học bằng máy tính Casio
- Thi Trắc nghiệm Online trên HỌC247
- Học thế nào nếu phương án thi 2017 là thi bài tổng hợp
- Những lợi ích của việc luyện thi trực tuyến