Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Công thức cho bài văn nghị luận về một ý kiến, nhận định

04/10/2016 15:09

 » Kĩ năng viết đoạn văn trong đề đọc hiểu môn Văn
 » Những phương pháp giúp ghi nhớ nhanh hơn
 » Để ghi nhớ môn Sử dễ dàng hơn
Kiểu bài nghị luận về một ý kiến, nhận định bàn về tác phẩm văn học là kiểu bài phổ biến trong các đề thi ngữ văn. Tuy nhiên nhiều em học sinh chưa biết cách làm kiểu bài này, đôi khi các em còn sa đà vào phân tích lan man hoặc không biết bắt đầu từ đâu.

Thật khó cho việc tìm ra một công thức hoàn hảo để rinh điểm tuyệt đối môn văn. Nhưng hi vọng với “công thức” dưới đây có thể giúp các bạn tự tin hơn, làm tốt dạng đề này hơn.

1. Để làm được một bài văn bình luận về một ý kiến cần chú ý những vấn đề sau:
+ Ý kiến đề bài đưa ra đánh giá phương diện nào? Nội dung hay nghệ thuật.
+ Ý kiến đưa ra là đúng hay sai? Quan điểm của cá nhân (Thường thì ý kiến đưa ra sẽ là chính xác so với bài nhưng không chỉ có 1 dạng này đâu nhé)
+ Dựa vào tác phẩm tìm những chi tiết để làm rõ và nổi bật ý kiến.
- Chú ý khi làm bài văn bình luận ý kiến nên bám sát vào ý kiến, nhận định mà đề bài đưa ra. Tránh chăm chú phân tích rồi quên luôn cái ý kiến.


2. Cách làm bài bình luận: 
- Mở bài: 
+Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 
+Giới thiệu tổng quát nhận định. Cách mở bài mà mình thường hay áp dụng đó là trích một nhận định khác để giới thiệu.
- Thân bài:
- Cần làm rõ các mặt sau: Giới thiệu,Giải thích, chứng minh - phân tích, bình luận 
+ Giới thiệu: Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính khái quát của tác phẩm, tác giả. Từ đó nêu ra ý kiến nhận định của đề bài
+ Giải thích: Giải thích chi tiết nội dung câu nhận định. 
+ Chứng minh - phân tích:
Các bạn phân tích những chi tiết không liên quan đến nhận định thì có thể bớt đi, k nên bình sâu, vì nếu bình sâu như thế có thể không làm nổi bật trọng tâm của đề bài. Nên chú ý các chi tiết có liên quan đến ý kiến nhận định. Kết thúc mỗi luận điểm nhớ nhắc lại ý kiến đã cho
+ Bình luận: Làm nổi bật sự đánh giá của bản thân, chốt lại ý kiến đó đúng hay sai.
- Kết bài: Tóm lược lại vấn đề, khẳng định ý kiến, nhận đinh.


3. Các kiểu bài nhận định:
+ Đưa ra 1 ý kiến và cho ta phản bác lại ý kiến đó
+ Đưa ra 1 ý kiến và cho ta dùng tác phẩm chứng minh ý kiến đó
+ Đưa ra 2 ý kiến bắt ta chứng minh lựa chọn.

Với kiểu bài 2 ý kiến thì chúng ta cũng đánh giá tổng quan trước, không nên khẳng định luôn, mà để qua phân tích rồi mới khẳng định.

Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong việc giải quyết các đề văn dạng phân tích một ý kiến, nhận định về tác phẩm, tác giả. Chúc các bạn thành công!

Mod Văn