Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Cách làm bài Địa lí đạt điểm cao

05/03/2016 15:00

 » Bí quyết trở nên giỏi Văn
 » Cách sử dụng Atlat Địa lí hiệu quả
 » Các cách diễn đạt câu điều kiện ngoài "if"
 » Phương pháp luyện thi THPT môn Sinh
So với các năm trước thì đề thi THPT Địa lí trong những năm gần đây có phần khó hơn, nên nếu chỉ học thuộc lòng mà không biết cách hệ thống, kết nối giữa các bài học lại với nhau thì các em không thể đạt được kết quả cao được. Vậy làm thế nào để có thể đạt điểm cao môn này khi chỉ còn vài tháng nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2016 đến rồi. HỌC247 đã tổng hợp và xin gửi đến các em bí quyết đạt điểm cao môn này!

Nhận dạng đề:

Đề thi thông thường bao gồm các dạng như: phân tích hoặc chứng minh, biểu đồ cột, biểu đồ tròn, số liệu trong biểu đồ đã được xử lý hay chưa. Nhận dạng đề thi sẽ giúp các em đi đúng hướng và tiết kiệm được thời gian làm bài. Để có thể nhận dạng nhanh và chính xác, khi ôn tập lý thuyết, các em nên lập bảng hệ thống kèm theo sơ đồ so sánh giữa các vùng có sự tương quan với nhau về các yếu tố như: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng phát triển.

Riêng đối với phần vẽ biểu đồ, các em nên đọc kĩ vì mỗi dạng biểu đồ đều có những “dấu hiệu nhận biết” riêng của nó. Từ khóa giúp các em nhận biết là: “cơ cấu”, “tỉ trọng, tỉ lệ”, “tăng trưởng”, “phát triển”, hoặc “biến động”.

Lập dàn ý trước khi làm bài:

Sau khi nhận đề, các em nên dành khoảng 15 phút đề phát thảo đề cương, chỉ cần ghi những tiêu đề nhỏ, những ý trọng tâm theo hướng dàn ý mở. Việc làm này sẽ giúp các em hạn chế tối đa tình trạng thiếu sót nội dung và kiểm soát được thời gian thi.

Chú ý cách trình bày bài thi:

Về phần lý thuyết: Nên trình bày trình bày dễ hiểu, rõ ràng, ngắn gọn, bám sát vào câu hỏi đặc biệt không viết tắt hay dùng các ký hiệu riêng. Câu nào dễ làm trước, câu khó làm sau. Nên xuống dòng sau mỗi ý, đọc kỹ bài trước khi nộp, nếu thấy thiếu thì bổ sung bên dưới, sai thì gạch chéo một nét, không tô, xóa.

Về vẽ biểu đồ: Khâu quan trọng nhất trong phần này là các em cần xác định đúng loại biểu đồ mà đề yêu cầu. Vì nếu lạc đề cho dù các bạn có vẽ đẹp cũng không được điểm nào hết. Chú ý các yếu tố như: đúng - đủ - đẹp, ghi chú năm của bản đồ, tên và đơn vị biểu đồ và cuối cùng là khâu nhận xét biểu đồ.  

Với các cách như: Nhận dạng đề, Lập dàn ý trước khi làm bài, chú ý cách trình bày bài thi tuy dễ nắm bắt nhưng để thực hiện tốt được nó đòi hỏi các em phải nắm và phân biệt được các kiến thức cơ bản, biết cách chọn nội dung để học thì mới có thể làm bài tốt được.

Chúc các em bước vào kỳ thi THPT đầy tự tin!

BQT HỌC247