Cách lấy điểm câu cực khó trong dạng bài tập Di truyền phả hệ
19/09/2016 00:34» Điều hòa hoạt động của gen
» Phương pháp tìm kiểu gen đời bố mẹ (P) và nhận định các quy luật di truyền của Menden
» Phân loại và các bước cơ bản để giải bài tập Hoán vị gen
Bước 1: Xác định gen gây bệnh là gen trội hay gen lặn (nếu đề bài chưa cho).
Dựa vào các dấu hiệu như quy luật phân li mà các em đã học: ví dụ như bố mẹ bình thường sinh con bệnh thì tính trạng bệnh là tính trạng lặn, tính trạng bình thường là trội...
Bước 2: Xác định gen gây bệnh do nằm trên NST thường hay giới tính.
- Nếu trên NST khi có tỷ lệ mắc bệnh đồng đều ở cả 2 giới hoặc mẹ mắc bệnh (tính trạng lặn) con trai lại không bị bệnh… thì gen nằm trên NST thường;
- Nếu trên NST giới tính khi mang các đặc điểm của gen trên NST giới tính như: gen bị bệnh chỉ biểu hiện ở con trai, có sự di truyền chéo…
Kết thúc bước này các em đã hoàn thành dạng bài thứ nhất. Như vậy nếu bài toán chỉ yêu cầu đi tìm kiểu gen các cá thể trong phả hệ thì học sinh hoàn toàn có thể làm được dễ dàng.
Bước 3: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen hoặc kiểu hình nào đó ở đời con (nếu đề bài yêu cầu)
Đây là phần dễ nhầm lẫn nhất, thí sinh dễ tính toán sai. Trong phả hệ luôn có những cá thể biết chắc chắn kiểu gen, và những cá thể chưa biết rõ kiểu gen mà mới chỉ biết kiểu hình nên chúng ta cần xác định rõ đó là những cá thể nào, tỉ lệ về kiểu gen là bao nhiêu. Công thức chung mà các em có thể áp dụng cho xác suất cần tìm trong phả hệ như sau:
Xác suất kiểu gen (kiểu hình) cá thể cần tìm = [tỉ lệ kiểu gen bố] x [tỉ lệ kiểu gen mẹ] x [tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm trong phép lai] x [xác suất sinh trai (gái)] x [số trường hợp xảy ra]
Trong đó:
• Tỉ lệ kiểu gen của bố (nếu có): xác suất bố mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu (ví dụ bố bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu);
• Tỉ lệ kiểu gen của mẹ: xác suất mẹ mang kiểu gen nào đó là bao nhiêu (ví dụ mẹ bình thường kiểu gen có thể là AA hoặc Aa với xác suất mỗi loại là bao nhiêu);
• Tỉ lệ kiểu gen (kiểu hình) cần tìm trong phép lai: ví dụ kiểu gen aa trong phép lai 2 bố mẹ Aa x Aa là ¼;
• Xác suất sinh trai (gái): xác suất này cần linh hoạt nếu đề bài không yêu cầu thì chúng ta không tính, nếu đề bài yêu cầu thì phải xem tính trạng đang xét nằm trên NST thường thì cần nhân 1/2 ở mỗi lần sinh, còn nằm trên NST giới tính thì chúng ta không cần nhân thêm ½;
• Số trường hợp xảy ra: khi đề bài hỏi xác suất của 2 cá thể sinh ra trở lên. (ví dụ đề bài chỉ nói sinh 1 trai, 1 gái thì có 2 trường hợp: sinh trai trước, gái sau hoặc sinh gái trước, trai sau).
Ví dụ 1: Cho sơ đồ phả hệ sau:
Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có cả trai, gái và đều không bị bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng để họ thực hiện được mong muốn là bao nhiêu?
A. 5,56% B. 12,50% C. 8,33% D. 3,13%
Hướng dẫn giải:
+ Xét trội – lặn: Bố mẹ ở thế hệ I đều bị bệnh sinh ra con ở thế hệ II có cả bệnh và không nên tính trạng bệnh là tính trạng trội (A), và tính trạng bình thường là lặn (a)
+ Xét gen nằm trên NST thường hay NST giới tính: Bố ở thế hệ I mang gen trội, con gái sinh ra ở thế hệ II bình thường (aa), do đó gen nằm trên NST thường.
+ Cá thể II-1 bị bệnh có bố mẹ kiểu gen Aa nên kiểu gen II-1 là: (1/3AA : 2/3 Aa)
+ Cá thể II-2 bình thường nên có kiểu gen aa (100%)
+ Để con của cặp II-1 và II-2 sinh ra không bị bệnh (aa) thì II-1 phải có kiểu gen Aa (2/3). Vậy ta có phép lai: Aa x aa → 1/2 Aa : 1/2 aa. Tỉ lệ con sinh ra bình thường trong phép lai là 1/2, sinh 2 đứa bình thường thì tỉ lệ là 1/2. 1/2 = 1/4
+ Bài toán cần tìm xác suất sinh 2 người con trai và gái đều không bị bệnh, do gen nằm trên NST thường nên xác suất sinh trai và gái ở mỗi lần sinh là 1/2. Nhưng có 2 trường hợp đó là trai trước, gái sau hoặc gái trước, trai sau. Như vậy xác suất sinh 2 người con trong đó có 1 trai và 1 gái là: C12 . 1/2. 1/2 = 1/2
→ Vậy xác suất bài toán cần tìm là: 2/3 . 100% . 1/4. 1/2 ≈ 8,33% (Đáp án C)
Ví dụ 2: Cho sơ đồ phả hệ sau:
Cặp vợ chồng III-2 và III-3 sinh ra một đứa con trai bình thường. Xác suất để đứa con trai này không mang alen gây bệnh là:
A. 41,18% B. 20,59% C. 13,125% D. 26,25%
Hướng dẫn giải:
- Đây là bài tập phả hệ về 2 tính trạng bệnh, nguyên tắc là chúng ta xét riêng từng bệnh.
- Xét bệnh mù màu: đây là bệnh chúng ta đã biết do gen lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng quy định nên đứa con trai IV-1 bình thường chắc chắn 100% có kiểu gen XBY (B: không mù màu, b: mù màu)
- Xét bệnh điếc bẩm sinh: Muốn tìm kiểu gen của IV-1 chúng ta cần phải biết được kiểu gen của III-2 và III-3.
+ Ta thấy I-5 và I-6 kiểu hình bình thường sinh ra con II-5 bị điếc bẩm sinh do đó điếc bẩm sinh là tính trạng lặn, bình thường là tính trạng trội. Mặt khác bố I-5 trội sinh con gái II-5 lặn nên không thể có di truyền chéo ở đây, vậy gen nằm trên NST thường.
+ I-5 và I-6 sẽ phải có kiểu gen Aa: Aa x Aa → AA : Aa : aa. Cơ thể II-4 bình thường nên có thể có kiểu gen AA hoặc Aa, nhưng mấu chốt là tỉ lệ 2 kiểu gen đó là bao nhiêu, nếu các em đưa nguyên 1/4 AA : 2/4 Aa sẽ sai. Đây là điểm hay nhầm lẫn tiếp theo. Các em cần viết lại tỉ lệ đó thành (1/3 AA: 2/3 Aa), vì đơn giản bình thường thì không thể có kiểu gen aa.
+ I-4 có kiểu gen aa, sinh con II-3 bình thường nên II-3 chắc chắn có kiểu gen Aa. Như vậy ta có phép lai giữa II-3 và II-4:
100% Aa x (1/3 AA: 2/3 Aa) ↔ (1/2 A: 1/2 a) x (2/3 A: 1/3 a) → 2/6 AA: 3/6 Aa: 1/6 aa
Do đó cá thể III-3 bình thường có kiểu gen (2/6 AA: 3/6 Aa) hay (2/5 AA: 3/5 Aa)
+ Cá thể III-2 có kiểu hình bình thường, có mẹ II-2 điếc bẩm sinh (kiểu gen aa) nên III-2 chắc chắn có kiểu gen aa
+ Ta có phép lai III-2 và III-3 như sau: Aa x (2/5 AA: 3/5 Aa) ↔ (1/2 A: 1/2a) x (7/10 A: 3/10 a) → (7/20 AA: 10/20 Aa : 3/20 aa).
+ Người con IV-1 có kiểu hình bình thường nên có kiểu gen (7/20 AA: 10/20 Aa) ↔ (7/17AA : 10/17 Aa)
- Ở đây đề bài hỏi xác suất để đứa con trai IV-1 không mang alen gây bệnh, do đó người con này phải có kiểu gen AAXBY với xác suất 7/17 ≈ 41,18% (Đáp án A)
Mod Sinh học (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN
- Học và thi môn giáo dục công dân không khó (06/03)
- Bảng nhận biết các chât hữu cơ (15/11)
- Tổng hợp công thức Vật lý lớp 12 (14/11)
- Bí quyết viết mở bài môn Ngữ Văn (14/11)
- Những lời chúc bằng tiếng Anh cực ý nghĩa gửi tặng thầy cô nhân ngày 20/11 (14/11)
- 'House' và 'Home' trong tiếng Anh (11/11)
- Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12 (11/11)
- 9 bước để ghi nhớ mọi nội dung học hiệu quả (10/11)
TIN XEM NHIỀU
- Đề cương lớp 12 – Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán THPT Yên Phong-Bắc Ninh
- Tóm tắt công thức Giải tích lớp 12
- Luyện tập bình giảng từng đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu
- Trắc nghiệm sóng dừng và sóng âm căn bản
- Giải nhanh Hóa học bằng máy tính Casio
- Thi Trắc nghiệm Online trên HỌC247
- Học thế nào nếu phương án thi 2017 là thi bài tổng hợp
- Những lợi ích của việc luyện thi trực tuyến