Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2017: Điểm chuẩn chỉ tăng ở các trường tốp trên?

28/07/2017 08:26

 » ​​Hơn 300.000 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển
 » Đà Nẵng: 11 bài thi tăng điểm sau khi phúc khảo
 » Điểm chuẩn vào đại học tốp đầu sẽ tăng
Đến thời điểm này, các trường và nhóm trường đại học đã tải dữ liệu đăng ký nguyện vọng của thí sinh về để phân tích và tiến hành chạy thử phần mềm xét tuyển.

Theo nhận xét của nhiều chuyên gia tuyển sinh, tuy điểm thi năm nay cao hơn nhưng phổ điểm vẫn đều theo hình chóp, thí sinh được điểm cao tuyệt đối vẫn là số rất ít nên điểm chuẩn xét tuyển đại học 2017 sẽ cao hơn từ một đến vài điểm ở một số ngành, trường so với năm 2016.

 

Điểm chuẩn các trường tốp đầu tăng là điều bình thường trong tuyển sinh.
Điểm chuẩn các trường tốp đầu tăng là điều bình thường trong tuyển sinh.

 

Điểm tăng cũng là bình thường

Theo phân tích của nhiều chuyên gia tuyển sinh, dựa vào điểm thi năm nay và phổ điểm được công bố, điểm chuẩn trúng tuyển chắc chắn sẽ tăng nhưng chỉ ở một số ngành, trường có sức hút lớn với người học. Thực tế cho thấy, điểm chuẩn xét tuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, căn cứ vào những dữ liệu về phổ điểm, cũng như sự điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh.

Năm nay, phổ điểm và điểm thi như vậy, dự kiến điểm chuẩn năm 2017 sẽ cao hơn năm 2016 từ một đến vài điểm ở một số ngành. Việc xét tuyển của các trường sẽ thuận lợi nhiều vì Bộ sẽ giúp các trường lọc ảo, thêm nữa các trường cũng có phương án xét tuyển từ kết quả học bạ.

Việc thí sinh được quyền thay đổi nguyện vọng vào trường hay sang trường khác là điều hết sức hợp lý, việc này cũng không lo ảo vì Bộ GD&ĐT đã có phần mềm lọc ảo. Thêm mữa, việc cho phép thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi biết điểm là giúp các trường tuyển được người học gần với chuẩn và hơn nữa điều này tốt cho thí sinh.

Điều đáng mừng năm nay là phần mềm lọc ảo này sẽ giúp giải quyết được hầu hết các tồn tại của những năm trước như nạn thí sinh ảo, thí sinh điểm cao những vẫn không trúng tuyển vào trường nào đó.

Những lo lắng việc điểm chuẩn tăng cao ở các trường được nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng không có căn cứ. Phân tích cho thấy, những trường có sức hút lớn đối với thí sinh thì chỉ là số rất ít và đối tượng tuyển sinh của trường này là nhóm thí sinh điểm cao; còn các trường tốp giữa xét tuyển ở ngưỡng điểm vừa phải, lượng thí sinh có mức điểm này nhiều hơn nên nguồn tuyển cũng không thiếu.

Chỉ ở nhóm trường tốp dưới - đây là những trường luôn gặp khó trong mỗi mùa tuyển sinh, chính các trường sẽ phải có lời giải cho mình khi thí sinh đủ điểm trúng tuyển vào nhiều ngành nhưng các em phải vẫn không nhập học mà chờ đợi nguyện vọng 2.

Tăng ở nhóm ngành, trường tốp đầu

PGS. TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân bước đầu nhận định điểm chuẩn năm nay ở các trường tốp trên sẽ tăng. Dự kiến điểm chuẩn sẽ ngang với mức điểm của năm 2015, so với năm 2016, mức điểm chuẩn có thể tăng từ 1,5 - 2,5 điểm.

Ông Triệu cũng cho rằng, việc tăng điểm chuẩn sẽ diễn ra ở tất cả các ngành, từ ngành cao đến ngành thấp, trong đó, những ngành năm ngoái lấy thấp thì có xu hướng sẽ tăng mạnh hơn những ngành tốp đầu. Nguyên nhân vì thí sinh trượt ở nguyện vọng vào các ngành hot, sẽ chuyển nguyện vọng ở ngành thấp hơn, đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Dự kiến, các ngành tốp đầu có thể ở mức 26,5 điểm (tăng 1 điểm so với 2016), các ngành ở nhóm thấp hoặc nhóm giữa sẽ tăng nhiều hơn từ 1 - 1,5 điểm, một số ngành hot có thể tăng cao hơn.

TS Phạm Thu Hương - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Ngoại thương cho biết: Phân tích sơ bộ của trường cho thấy, năm nay ước tính số thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường tăng gấp đôi so với năm 2017.

Điểm thi tăng, thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường nhiều hơn, thống kê sơ bộ cho thấy, số lượng hồ sơ thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường là 14.000 trong khi chỉ tiêu của trường năm nay là 3.750 trong đó 2.850 ở cơ sở miền Bắc và 900 miền Nam. Với các thông số này, chắc chắn mức điểm ở các tổ hợp xét tuyển cũng cao hơn các năm trước nên dự kiến điểm chuẩn sẽ tăng và tăng ở tất cả các ngành và tổ hợp đào tạo của trường chứ không chỉ ở một vài ngành.

Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định: Một số ngành như Công nghệ thông tin, Cơ điện tử, Điều khiển tự động hóa, Điện tử viễn thông điểm chuẩn sẽ tăng. Nhưng rất có thể, nhóm ngành cao nhất sẽ không tăng nhiều vì năm ngoái xấp xỉ 9 điểm (tổng 3 môn 27 điểm) rồi thì năm nay nếu có tăng thì chỉ tăng 9,2 - 9,3 (27,4 - 27,6 điểm/3 môn) chứ không thể lên tới 10 (30 điểm).

Để giúp thí sinh tự đánh giá năng lực học tập của mình mà điều chỉnh nguyện vọng cho hợp lý, Trường Đại học Bách khoa đã đặt ra ngưỡng điểm nhận hồ sơ vào các ngành này là từ 24 điểm.

PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Chiều 26/7, nhóm miền Bắc đã nhận được dữ liệu từ Bộ. Sáng 27/7, các trường sẽ chạy thử dữ liệu của 56 trường thành viên của nhóm để lọc ảo. Theo lịch, từ 28 - 30/7, Bộ sẽ chạy phần mềm lọc ảo 6 lần để giúp các trường đạt được chỉ tiêu tuyển sinh sát nhất. Tới cuối ngày 30/7, 56 trường thuộc nhóm sẽ chốt danh sách trúng tuyển dự kiến lần cuối để gửi lên Bộ trước khi chạy lọc ảo lần cuối cùng. Từ sáng 31/7, các trường có thể công bố điểm chuẩn và danh sách trúng tuyển vào trường mình. Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức thông báo tuyển thẳng vào trường 5 thí sinh đoạt huy chương tại Olympic quốc tế hai môn Toán và Vật lý.

(Theo dantri.com.vn)