Tuyển sinh 2016: Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực
14/03/2016 08:52» Bài thi đánh giá năng lực năm 2016 của trường ĐH Quốc gia Hà Nội
» Giai đoạn tăng tốc cho học sinh lớp 12
» Toàn cảnh kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2016
» Mở cuộc thi trực tuyến kiểm tra “phong độ” môn Vật lý
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2016 của Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 2 phần trắc nghiệm: bắt buộc và tự chọn. Ảnh minh hoạ: VNU.
Theo công bố của Đại học Quốc gia Hà Nội, đề thi đánh giá năng lực năm 2016 sẽ hướng đến đánh giá năng lực cốt lõi cần thiết để người học có thể học ở bậc đại học, bao gồm: tư duy định tính, tư duy định lượng, thông qua nội dung kiến thức thuộc chương trình THPT.
Độ khó của các câu hỏi thuộc mỗi phần được phân định theo tỷ lệ: 20% ở cấp độ dễ, 60% ở cấp độ trung bình và 20% ở cấp độ khó.
Cấu trúc của đề thi đánh giá năng lực gồm 2 phần trắc nghiệm: bắt buộc và tự chọn. Trong đó, phần bắt buộc sẽ có các câu hỏi về tư duy định lượng, kiến thức Toán học; tư duy định tính, kiến thức Ngữ văn. Cơ cấu kiến thức trong phần bắt buộc được phân bổ: 10% kiến thức thuộc chương trình lớp 10; 20% của lớp 11 và 70% của lớp 12.
Phần tự chọn, thí sinh được lựa chọn một trong 2 nội dung Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. Cơ cấu kiến thức trong phần này gồm: 30%trong chương trình lớp 11 và 70% kiến thức lớp 12.
Tổng số câu hỏi thí sinh phải thực hiện cho bài đánh giá năng lực là 140 với thời gian thi 195 phút. Cấu trúc chi tiết của từng phần xem tại đây.
Bài thi của thí sinh phải thực hiện trên máy tính, lần lượt hết phần bắt buộc mới chuyển sang phần tự chọn. Bài thi hợp lệ phải làm cả hai phần.
Bằng các phần mềm thích hợp, bài làm của thí sinh được chấm trực tiếp trên máy. Kết quả thi được tính bằng tổng số câu trả lời đúng trong bài thi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được điểm.
Tổng điểm toàn bài thi đánh giá năng lực là 140. Trong đó, mỗi phần tư duy định lượng, kiến thức Toán học và tư duy định tính, kiến thức Ngữ văn, chiếm 50 điểm. Các câu hỏi ở phần tự chọn chiếm 40 điểm cho mỗi nội dung Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội.
Thí sinh không được phép ghi âm, chụp ảnh hoặc sao lưu, chia sẻ thông tin về câu hỏi thi của đề thi dưới bất cứ hình thức nào, để đảm bảo tính bảo mật cho đề.
Năm 2016, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng vào 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 5 đến 8/5 và từ 13 đến 15/5. Đợt 2 từ 5 đến 15/8.
(Theo VnExpress)
TIN LIÊN QUAN
- Tuyển sinh ĐH 2018 không còn khối xét tuyển truyền thống? (31/08)
- Cơ sở ĐH Nội vụ Hà Nội tại TP HCM tuyển sinh đại học năm 2017 (30/08)
- ĐH KHTN TP.HCM tuyển sinh liên thông đại học ngành CNTT (24/08)
- Đề xuất tách thi đại học và thi tốt nghiệp THPT (22/08)
- Điểm chuẩn bổ sung ĐH Mở TP.HCM và Tôn Đức Thắng tăng (18/08)
- Năm 2018 sẽ có điểm sàn riêng với các trường sư phạm (17/08)
- ĐH Sư phạm TP.HCM xét tuyển bổ sung 9 ngành (17/08)
- Nhiều đại học tuyển bổ sung chỉ tiêu (15/08)
TIN XEM NHIỀU
- Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM
- Danh sách các trường THPT Chuyên toàn quốc
- Phương pháp học để thi THPT Quốc gia 2017 hiệu quả nhất
- Chính thức công bố đề thi minh họa THPT Quốc gia 2017
- Thi THPT quốc gia 2017: Trừ Văn thi tự luận, còn lại trắc nghiệm
- Bộ GD&ĐT đề xuất thay đổi cơ cấu hệ thống giáo dục Quốc dân
- Sẽ có nhiều thay đổi xét tuyển đại học cao đẳng 2016
- Phương án tuyển sinh Đại học FPT năm 2016