Hướng dẫn FAQ Hỗ trợ: 0973 686 401
Nền tảng học Online#1 cho HS Tiểu Học

Ôn tập môn Văn theo hướng ra đề của bộ Giáo dục

07/10/2016 14:03

 » Công thức cho bài văn nghị luận về một ý kiến, nhận định
 » Kĩ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
 » Cách phân tích một bài thơ, đoạn thơ
Ngày 5/10, bộ GD&ĐT đã công bố cấu trúc đề thi mẫu cho tất cả các môn. Đối với môn Văn vẫn gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thời gian cũng đã được rút ngắn rất nhiều, chỉ còn 120 phút. Vậy trước cấu trúc đề và thời gian như vậy thì chúng ta nên ôn tập thế nào đây?

Các bạn hãy cùng hoc247.vn tham khảo những bí quyết sau nhé!

1. Nhìn nhận về đề thi:

- Thời gian giảm nên dung lượng bài thi cũng đã giảm, câu đọc hiểu chỉ còn 4 câu hỏi nhỏ, câu NLXH chỉ còn viết đoạn, câu NLVH yêu cầu cũng khá đơn giản. Như vậy có thể thấy, đề thi hoàn toàn phù hợp với lượng thời gian 120 phút và bám sát nội dung SGK, vừa sức với học sinh.

- Tuy nhiên, đề thi này khác so với các năm trước một điểm nữa là ở phần đọc hiểu chưa  có nhóm tiếng Việt. Nếu có ý định trắc nghiệm môn Văn ở những năm sau, phải nên chuẩn bị thi Văn như thi ngoại ngữ từ bây giờ.

- Việc trích dẫn câu nói có sẵn trong đoạn văn trong phần NLXH sẽ giúp các bạn hiểu được nội dung câu nói và trình bày suy nghĩ của mình dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sẽ rất nhiều bạn lầm tưởng là dựa vào câu nói đó mà trính bày suy nghĩ về đoạn văn trên phần đọc hiểu. Các bạn nhớ nhé! Phải đọc kĩ yêu cầu của đề và đứng lầm tưởng mà đi phân tích, bàn luận về nội dung của đoạn văn. Có rất nhiều bài viết bị mất điểm vì trường hợp này đấy.

2. Hướng ôn tập phù hợp:

- Phải nắm vững các phương thức biểu đạt

- Rèn luyện cách thâu tóm nội dung của một đoạn văn, một câu nói và trình bày theo câu văn của mình. Để làm được điều này, các bạn cần phải đọc nhiều và tạo thói quen đánh giá, tóm gọn nội dung của một tác phẩm, một truyện ngắn, một đoạn văn…

- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn và viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một câu nói, một vấn đề. Chú ý hơn nữa cấu trúc của một đoạn văn (Đặc biệt, các bạn không nên phân ra 3 phần, vì đây chỉ là một đoạn, chứ không phải bài văn).

- Cần nắm vững nội dung mỗi bài học trong chương trình SGK:

+ Kiến thức về tác giả:

  • Tên, bút danh, năm sinh, năm mất, gia đình…
  • Xã hội mà tác giả sống và sáng tác…
  • Khuynh hướng sáng tác, chủ đề sáng tác.
  • Các tác phẩm tiêu biểu.

+ Về tác phẩm, cần nắm:

  • Hoàn cảnh ra đời
  • Nội dung chính của tác phẩm.
  • Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Học thuộc nằm lòng những câu thơ, câu văn quan trọng đề dẫn chứng trong quá trình phân tích (phần này không thể bỏ qua)
  • Một số tác giả, tác phẩm cùng chủ đề để so sánh đối chiếu (nếu có).

=> Tất cả các kiến thức này các bạn đã được trang bị ở trường thông qua tiết học dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Lưu ý các em một điều lượng kiến thức này rất quan trọng, mỗi giáo viên sẽ hệ thống kiến thức bài học theo một cách riêng nhưng nhìn chung kiến thức là giống nhau ở mỗi tác phẩm.

- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn phân tích tác phẩm văn học.

Lưu ý: Các bạn không nên chủ quan mà ôn tập quá sát với cấu trúc đề thi mẫu, cũng nên chú ý một chút đến Tiếng Việt, phép tu từ, từ ngữ... Vì thường thì đề chính thức sẽ cho một cái đề trớt quớt khác. (có thể khó hơn, có thể dễ hơn, hoặc có thể khác hẳn đề mẫu!)

Với sự chuẩn bị về kiến thức như trên, chắc chắn các bạn sẽ đủ tự tin để bước vào phòng thi. Chúc các bạn ôn tập thành công!

Mod Văn