Phương pháp làm bài môn Hóa nhanh hơn
02/03/2016 09:44» Bí quyết luyện thi Hóa học hiệu quả
» Khóa luyện thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh
» Phương pháp tự học môn Hóa
Còn chưa đầy 5 tháng nữa là đã đến kỳ thi THPT Quốc gia 2016. HỌC247 hiểu được cảm xúc của các em lúc này, hồi hộp và lo lắng, thậm chí có em còn mất ngủ vì bài vở chưa xong đúng không nào. Đó là chuyện bình thường trong thời điểm hiện tại, nhưng sẽ có lúc nhìn lại các em lại thấy đây là những khoảnh khắc đáng nhớ của thời học sinh. Điều quan trọng hơn hết là các em hãy bình tĩnh và tập trung hết mình vào việc học tập và ôn luyện. Kỳ thi THPT quốc gia không còn đơn thuần là để đánh giá xét tốt nghiệp mà còn để các em ứng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng mình mong muốn.
Bài tập khá bộn bề nên các em cần phân chia ra thời gian ôn luyện các môn sao cho cân đối. Không ôm đồm nhưng cũng không học vẹt. HỌC247 sẽ đồng hành và hướng dẫn các em những nội dung nào cần ôn tập, kiến thức nào là cần thiết phải nắm vững.
Giống như môn Lý và Sinh, các đề thi THPT môn Hóa các năm gần đây được ra theo hình thức trắc nghiệm. Đây là một phương pháp đơn giản để đánh giá khách quan và công bằng năng lực của các thí sinh song chỉ ở mức độ tương đối. Vì có nhiều em kiến thức khá tốt, làm bài tự luận dễ đạt điểm tuyệt đối nhưng khi vào thi trắc nghiệm vẫn còn gặp nhiều lúng túng. Muốn đạt điểm cao và không bị mất điểm vô cớ ở những câu hỏi đơn giản, các em nên rèn luyện cho mình các kỹ năng để làm bài nhanh và luôn chuẩn xác. Cùng HỌC247 điểm danh 5 mẹo làm bài cần rèn luyện và chuẩn bị cho môn Hóa nhé!
Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ thường được các sĩ tử áp dụng trong phòng thi và tương đối có hiệu quả. Nếu các em biết câu trả lời nào là đúng rồi thì các em nên chọn luôn. Đối với các câu chưa chắc chắn, các em dựa vào những kiến thức đã biết, tính chất của nhóm, của chất đó để suy luận và loại bỏ những câu sai, còn lại sẽ là câu trả lời đúng.
Nắm rõ tính chất hóa học các chất
Các em phải nắm vững kiến thức về tính chất hóa học của từng chất, nhóm chất đã học. Việc này giúp các em dễ hệ thống kiến thức hơn. Khi đó, những câu hỏi về phương trình, hiện tượng trong lúc và sau phản ứng sẽ không làm khó được các em nữa. Tính khối lượng, thể tích các chất cũng sẽ nhanh hơn khi các em nắm vững những kiến thức trên.
Đôi khi đề cũng ra thi những câu về tính chất vật lý như nhiệt độ sôi, độ tan, khối lượng riêng… Có thể trong lúc giảng bài mới thầy cô thường lướt qua nhanh những kiến thức này để tập trung vào tính chất hóa học và phương pháp giải bài nhưng khi ôn tập các em không nên bỏ sót chúng, đây là những câu dễ ăn điểm nhất nhưng cũng rất dễ mất điểm nếu các em không nhớ hay từng đọc qua.
Biết viết phương trình
Các em cần luyện tập viết phương trình nhanh và biết cách viết phương trình rút gọn để không quá mất thời gian vào viết phương trình. Nhiều bài toán, thay vì viết đầy đủ tất cả các phương trình phản ứng xảy ra, các em chỉ cần viết phương trình ion rút gọn là đã có thể giải được bài toán rồi.
Giải càng nhiều bài tập, rút được càng nhiều kinh nghiệm
Càng làm nhiều bài tập và luyện nhiều đề thi thì khả năng tính toán và phản xạ của các em đối với từng dạng bài, câu hỏi sẽ tăng lên. Ngoài ra, các em sẽ rút được nhiều kinh nghiệm sau khi mắc sai lầm trong các bài làm trước. Hết sức lưu ý với các câu đánh lừa thí sinh như: “kim loại nào sau đây KHÔNG phản ứng…” hay “phát biểu nào sau đây SAI”, đại loại như thế, các em cần tỉnh táo để trả lời đúng yêu cầu đề bài ra.
Phân bổ thời gian làm bài
Đề thi THPT quốc gia môn Hóa có 50 câu làm bài trong vòng 90 phút. Như vậy, thí sinh có trung bình 1 phút 48 giây để trả lời 1 câu hỏi.
Nếu trong quá trình làm, nếu cảm thấy không biết câu trả lời thì có thể dùng phương pháp loại trừ, nếu không được nữa nên đánh lụi và chuyển qua câu hỏi mới ngay. Khi còn thời gian các em có thể quay trở lại những câu hỏi này.
Thật may mắn là đề thi môn Hóa năm 2015 vừa rồi, các câu hỏi lý thuyết và tính toán nhanh được đưa lên trước, các bài tập tính toán phức tạp hơn được đưa vào những câu còn lại vào cuối đề thi giúp các em dễ sắp xếp làm bài hơn.
Vì là trắc nghiệm nên điểm mỗi câu hỏi khó cũng bằng câu hỏi dễ nên các em cứ làm các câu dễ trước. Đừng dành thời gian quá nhiều để trả lời các câu hỏi khó mà không còn thời gian cho các câu hỏi dễ. Việc trả lời các câu hỏi dễ một cách nhanh chóng sẽ tiết kiệm thời gian để làm các câu khó. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan, trả lời cẩu thả các câu dễ để bị mất điểm không đáng các em nhé!
Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm làm bài thi môn Hóa nhanh và đạt điểm cao HỌC247 muốn chia sẻ đến các em. Hy vọng các em sẽ phần nào nâng cao được kỹ năng làm bài của mình. Chúc các em thành công!
BQT HỌC247
TIN LIÊN QUAN
- Học và thi môn giáo dục công dân không khó (06/03)
- Bảng nhận biết các chât hữu cơ (15/11)
- Tổng hợp công thức Vật lý lớp 12 (14/11)
- Bí quyết viết mở bài môn Ngữ Văn (14/11)
- Những lời chúc bằng tiếng Anh cực ý nghĩa gửi tặng thầy cô nhân ngày 20/11 (14/11)
- 'House' và 'Home' trong tiếng Anh (11/11)
- Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12 (11/11)
- 9 bước để ghi nhớ mọi nội dung học hiệu quả (10/11)
TIN XEM NHIỀU
- Đề cương lớp 12 – Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Tóm tắt công thức Giải tích lớp 12
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán THPT Yên Phong-Bắc Ninh
- Luyện tập bình giảng từng đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu
- Trắc nghiệm sóng dừng và sóng âm căn bản
- Giải nhanh Hóa học bằng máy tính Casio
- Thi Trắc nghiệm Online trên HỌC247
- Học thế nào nếu phương án thi 2017 là thi bài tổng hợp
- Những lợi ích của việc luyện thi trực tuyến