Mẹo học môn Địa lý đạt điểm tuyệt đối
07/03/2016 08:42» Không khó để đạt điểm cao môn Sử
» Bí quyết trở nên giỏi Văn
» Bí quyết học bài thi môn Địa lí
Về lí thuyết: nên phân loại toàn bộ nội dung cần học từ tổng quát đến chi tiết và ngược lại. Trước khi học cần phải xác định được những nội dung chính và nội dung phụ của từng bài, từng chương. Sau đó nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa và tích lũy từ sách báo, internet và thời sự trên đài là các em đã có thể thể nắm vững định hướng phần lí thuyết môn Địa. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, khi làm bài thi không nhất thiết phải viết nguyên văn diễn đạt trong sách giáo khoa mà các em nên diễn đạt dựa trên cách hiểu của mình, phải biết cách phân tích, tư duy và kết hợp cùng một nội dung kiến thức cho nhiều dạng đề khác nhau để có thể ghi điểm trong mắt giám khảo.
Về kĩ năng vẽ biểu đồ: đây là phần thi dễ ăn điểm nhất nếu các em chịu khó rèn luyện. Trong đề thi thường ra dạng vẽ biểu đồ tròn, cột, miền, đường hoặc biểu đồ kết hợp. Cách vẽ các dạng biểu đồ này được hướng dẫn rất cụ thể trong chương trình học. Tuy nhiên trong quá trình làm bài, các em cần phải xác định đúng dạng biểu đồ cần vẽ nếu không sẽ bị "mất trắng" điểm câu này. Để có tốc độ vẽ nhanh và tiết kiệm thời gian các em nên rèn luyện kỹ năng vẽ và làm thật nhiều bài tập trong quá trình học.
Kiểm soát thời gian trong phòng thi: là yếu tố vô cùng quan trọng vì thế các em nên phân chia thời gian hợp lý cho các câu hỏi dựa trên điểm số của từng câu. Để phân chia thời gian hợp lý, nên dành khoảng 15 phút đầu tiên để đọc tất cả các câu hỏi và vạch ra dàn ý đại cương cho từng câu. Nếu bỏ qua công đoạn này, khi làm xong các câu dễ đến câu khó, thí sinh sẽ không còn thời gian lập dàn ý. Lúc đó thường sẽ có tâm lý hoang mang, rất khó tập trung để suy nghĩ ra câu trả lời đúng nhất. Trong quá trình làm cũng có thể các em sẽ nhớ ra những ý mới, ngay lập tức hãy viết nó ra giấy nháp sau đó sắp xếp nó vào trong bài thi.
Cách trình bày bài thi: đây cũng là yếu tố giúp ghi điểm với giám khảo. Thí sinh không nhất thiết phải viết thật đẹp, mà chỉ cần trình bày rõ ràng, dễ đọc. Cố gắng dùng ngôn ngữ phổ thông, hạn chế dùng tiếng địa phương vì có thể giám khảo không hiểu nghĩa.
Ngoài ra, để có kinh nghiệm làm bài thi các em cũng nên tham gia các kỳ thi thử và hãy đặt tâm lý như đi thi thật để biết được khả năng của mình. Tuy nhiên, không nên thi thử quá nhiều khi kiến thức chưa đủ, nó sẽ tạo ra tâm lý mất tự tin mà thay vào đó hãy dành thời gian này ôn tập lại những kiến thức đã học. HỌC247 tin rằng chỉ cần nắm chắc những “mẹo” học trên chắc chắc các em sẽ có được số điểm như mong muốn!
BQT HỌC247
TIN LIÊN QUAN
- Học và thi môn giáo dục công dân không khó (06/03)
- Bảng nhận biết các chât hữu cơ (15/11)
- Tổng hợp công thức Vật lý lớp 12 (14/11)
- Bí quyết viết mở bài môn Ngữ Văn (14/11)
- Những lời chúc bằng tiếng Anh cực ý nghĩa gửi tặng thầy cô nhân ngày 20/11 (14/11)
- 'House' và 'Home' trong tiếng Anh (11/11)
- Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12 (11/11)
- 9 bước để ghi nhớ mọi nội dung học hiệu quả (10/11)
TIN XEM NHIỀU
- Đề cương lớp 12 – Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Tóm tắt công thức Giải tích lớp 12
- Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán THPT Yên Phong-Bắc Ninh
- Luyện tập bình giảng từng đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu
- Trắc nghiệm sóng dừng và sóng âm căn bản
- Giải nhanh Hóa học bằng máy tính Casio
- Thi Trắc nghiệm Online trên HỌC247
- Học thế nào nếu phương án thi 2017 là thi bài tổng hợp
- Những lợi ích của việc luyện thi trực tuyến